Trí quân trạch dân có nghĩa là gì

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem: Chí làm trai của nguyễn công trứ

Ông là một nhà chính trị, quân sự, kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam trung cận đại.

Trí quân trạch dân có nghĩa là gì

Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.

Dẫu trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Nguyễn Công Trứ luôn mang trong mình khát vọng côngdanh cao đẹp, bổn phận quân thân, vì dân giúp nước. Người nam nhi khôngchỉ có bản lĩnh kiên cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để thực hiệnlí tưởng “trí quân trạch dân” mà còn có tinh thần cao khiết,sống thanh bạch, không hám lợi danh. Nổi bật lên trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ đượcxem là một trong những nhà nho tài tử với bản tính phóng túng mạnh mẽ với triết lý sống tự do. Một quan niệm nhiều lần được ông nhắc từ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí, đó là “chí nam nhi”. Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trongxã hội phải chiếm lấy một địa vị trong xã hội. Nguyễn Công Trứ đã mangvào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại.“ Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”. Đây chính là tuyên ngôn lập thân của Nguyễn Công Trứ. Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.

Xem thêm: Nhiệm Vụ Của Irs Là Gì - Hãy Để Chúng Tôi Giúp Quý Vị

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, được sự giáo dục chu đáo của gia đình, với trí thông minh vốn có của mình đã tôi luyện nên ở con người ông một bản lĩnh sống cùng trí tuệ, khí phách hơn người.“Có trung hiếu nên đứng trong trời đấtKhông công danh thà nát với cỏ cây.Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,Phải hăm hở ra tài kinh tế”.(Phận sự làm trai– Nguyễn Công Trứ)Quân tử là những người có hành động ngay thẳng, không khuất tuất vụ lợi cá nhân, bất chấp mọi khó khăn để thực hiện “chí nam nhi” của mình với non sông. Họ là những người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Đây là đối tượng đạo đức mà ông đặc biệt quan tâm, bởi đó chính là mẫu hình lý tưởng, con người trung tâm thời đại ông đang sống. Quan niệm về chí làm trai của người quân tử thời kỳ Lý – Trần với Nguyễn Công Trứ giống nhau ở chỗ tiêu biểu cho trạng thái tinh thần của tầng lớp nho sĩ đang cố sức vươn lên trong điều kiện mới của xã hội, nó được xây dựng dựa trên cơ sở những lý tưởng về chính quyền nhà Nguyễn lúc mới thành lập. Đấy là tinh thần nhập thế tích cực của nhà Nho vốn được giáo dục niềm tin về nguồn gốc vũ trụ thiêng liêng của nhân cách và tài năng của mình, muốn mang tài năng ấy cống hiến cho sự nghiệp cứu chúa, an dân. Ông muốn đem cái sở học cùng tâm nguyện chí làm trai ra góp phần, để kiến thiết một xã hội mới, trong niềm tin chủ quan và có phần chất phác của mình.“Chí tang bỗng hẹn với giang sơnĐường trung hiếu, chữ quân thân gánh vác”.( Nợ tang bồng)Trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ông luôn luôn thường trực chí làm trai. Đây là động lực quan trọng giúp Nguyễn Công Trứ làm nên nghiệp lớn sau này. Điều hấp dẫn độc đáo là chí làm trai được ông nâng lên tầm vũ trụ, gắn với cảm hứng vũ trụ với hình ảnh to lớn, kì vĩ:“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.Nợ tang bồng vay trả, trả vay.Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.”(Chí làm trai -)Kẻ sĩ là người biết mệnh trời, hiểu luật đời, dám chấp nhận mọi khó khăn thử thách trên hoạn lộ, quyết tâm đến cùng, không bao giờ từ bỏ sứ mệnh để thực hiện bổn phận, trách nhiệm với non sông. Cái chí làm trai lẫy lừng giữa đất trời này luôn sôi sục trong tinh thần của ông trong suốt cuộc đời. Chí làm trai phải“dọc ngang, ngang dọc”trong trời đất, đủ sức“vẫy vùng nơi bốn bể”, đem tài năng thi thố với thiên hạ, làm nên sự nghiệp lớn “lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”. Người làm trai tự nhận trọng trách lớn lao về mình, tự gánh trên đôi vai cái“nợ tang bồng”. Phận sự ấy là gánh càn khôn, sự nghiệp, công danh, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân… mà đấng nam nhi không thể trốn tránh, chối từ mà trái lại phải làm cho xong dù ông ý thức sâu sắc để làm tròn chí nam nhi phải trải qua con đường với bao gian nan thử thách, như chàng thủy thủ đang băng vượt giữa dặm dài đại dương đầy “mây tuôn sóng vỗ”. Bản lĩnh và nhân cách là chỗ đó!“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗQuyết ra tay buồm lái trận cuồng phongChí những toan xẻ núi lấp sôngLàm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.Mỗi một thời đại đều có một quan niệm về chí làm trai riêng. Nhưng dù ở thời đại nào, đã mang phận làm trai, ai cũng mang khát vọng dấn thân để làm nên công danh sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Có vậy, mới xứng danh một đấng nam nhi đứng giữa đất trời

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11

Nghiệp quan và đạo nhà

Phạm Quang Long

09:30 14/02/2018

Hai chữ nếp nhà nghe giản đơn vậy thôi, nhẹ nhàng vậy thôi nhưng nó chứa đựng sức nặng của nhiều đời bởi để có được một nếp nhà các thành viên của gia đình đã phải dày công xây dựng, vun đắp, phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn của đời sống để giữ gìn và làm cho nó ngày một dầy dặn thêm. Quốc pháp và gia huy là hai vế tồn tại song song trong mọi thời kỳ, góp phần làm cho đất nước an bình, trên ra trên, dưới ra dưới, kỷ cương, hòa thuận.

Trí quân trạch dân có nghĩa là gì

Nếp nhà, nghe thật giản dị và như một điều gì đó tự nhiên, nhi nhiên như cuộc đời phải thế, như mỗi thành viên trong một gia đình đều thấy như một đòi hỏi tự nhiên mà mình có nghĩa vụ phải tuân theo. Đúng như vậy mà cũng không phải vậy. Nói nó tự nhiên, nhi nhiên vì về mặt đạo lý, nó là những nguyên tắc sống, là đạo lý mà từ thủa còn ấu thơ người ta đã từng được nghe những người lớn trong gia đình nhắc nhở, uốn nắn, rèn cặp. Từ trong nết ăn, nết ở của mỗi thành viên, gia đình đối với nhau, với cộng đồng. Không phải tự nhiên, nhi nhiên vì trong cuộc sống, biết bao biến cố, thăng trầm, thử thách lắm khi phải đánh đổi cả mạng sống để không làm ô danh truyền thống gia đình, để nói như cụ Nguyễn Khuyến, không đến nỗi “cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời” là cả một sự phấn đấu bền bỉ, đầy cam go để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên trên những thói thường, vượt lên chính mình trước mọi cám dỗ, lợi lộc.

Người xưa mỗi khi Tết đến, xuân về trong những gia đình nề nếp thường có tục lệ “tổng kết” việc nhà trong năm, soát xét lại những gì làm được, những gì chưa làm được. Các bậc thức giả trong những ngày này thường gửi gắm trong những lời nhắn gửi, dạy dỗ con cái trong nhà hãy giữ nếp nhà, làm rạng danh truyền thống tổ tiên là một cách thể hiện lòng tri ân công đức tổ tiên đã sinh thành, dưỡng dục và tạo nên nếp nhà, nối dài truyền thống gia đình, dòng họ.

Đối với những bậc trí thức Nho giáo, sau khi học hành, thi cử đỗ đạt rồi thường được bổ làm quan, tức là đã thỏa chí “làm trai” họ theo đuổi, bắt đầu thực hiện lý tưởng nhập thế để giúp đời. Gặp thời vua sáng, tôi hiền, họ thường hăm hở mang hết sức tài bồi cho nước nhà, coi đó là nợ tang bồng phải trả. Gặp phải hôn quân, không ít người trong số họ treo ấn, từ quan, lui về quê mở trường dạy học, đào tạo nhân tài, quyết không uốn mình theo thời mưu lợi cho riêng mình. Tất nhiên không phải vị quan nào cũng hết lòng thực thi phận sự “cha mẹ dân” mà trong số họ không ít người đã trở thành những quan tham khiến không chỉ có một đời bị chê cười, nguyền rủa mà tiếng xấu của họ còn lưu truyền nhiều đời sau, coi như là một vết nhục của gia đình, dòng họ. Ngược lại không ít người đã trở thành những lương đống của nước nhà, suốt đời cúc cung tận tụy, trí quân, trạch dân, không màng những danh lợi riêng tư, để lại những tấm gương sáng về tinh thần phụng sự đất nước, về sự thanh liêm, trở thành lương tâm của thời đại mình, treo tấm gương sáng cho đời.

Nhân ngày xuân, xin cùng ôn lại chuyện dạy con của một trong những bậc thức giả chưa xa ta lắm để cùng soi vào tấm gương ấy, nhìn lại mình, ngẫm xem thế sự. Ấy là cùng nhớ về hai bài thơ dạy con nhân ngày xuân của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Ai cũng biết, cụ Tam Nguyên đỗ đầu tam trường, được bổ làm quan nhưng cụ cũng chỉ tham chính có hơn chục năm rồi cáo lão về an trí. Chưa thật rõ lý do cụ từ quan là gì nhưng bằng vào những tâm sự cụ thể hiện qua thơ văn, chắc có lý do cụ thấy thời cuộc có nhiều điều không đắc ý. Cũng là suy đoán thôi nhưng chắc không phải vì bổng lộc không thỏa lòng vì người như cụ chắc chuyện áo cơm không phải là chuyện lớn đến vậy. Luôn lo nghĩ đến nghiệp nhà, chuyện đọc sách, chuyện đời, Nguyễn Khuyến có đến chục bài dạy các con.

Ở đây chỉ xin nói đến hai bài thơ, cùng viết cho một người là Nguyễn Hoan, đỗ Tiến sĩ. Tiến sĩ ngày xưa danh đã lớn, có thể được bổ làm bậc cha mẹ dân nhưng Nguyễn Khuyến không nghĩ vậy. Cụ vẫn dạy con cẩn trọng khi bước vào đời. Nghiệp quan trường và giữ đạo nhà là hai chuyện không mấy khi hòa hợp. Giữ được mình trong đường hoạn lộ là chuyện không dễ dàng gì nhưng giữ được lòng ngay, sự thanh liêm, đúng nghĩa của bậc cha mẹ dân còn khó hơn nhiều. Ở bài Thị tử Hoan (Dạy con là Hoan), cụ viết: Chửa được làm quan những ước quan/Được làm mới thấy khó vô vàn/Thuyền chèo bể hoạn lòng nên nhẹ/Lợi bén hơi đồng mắt chớ tham/Dốc hết bạc vàng, nay túi rỗng/Hòng chi đen đỏ lúc canh tàn/Con dù vẫn cậy thông minh đấy/Hãy chép lời cha dán trước bàn (bản dịch của Hoàng Tạo). Có lẽ viết một bài chưa đủ vì còn nhiều điều muốn nói, cụ lại viết tiếp bài nữa, bài này có tên Xuân nhật thị tử Hoan (Ngày xuân dạy con là Hoan), cụ dặn: Ta đã từ quan, con lại quan/Làm quan biết cách khó vô vàn/Danh cao sợ lấn lòng ngay mất/Nhà khổ nên làm chức nhỏ hơn/Công việc ngày nào, ngày ấy liệu/Khoan dung một chút/một phần hơn/Con đi! Mượn gió xuân đưa tiễn/Làm thuốc ôn hòa để tặng con (Khương Hữu Dụng dịch).

Hai bài thơ, một thái độ, một tấm lòng. Yêu con, lo lắng cho con là điều có ở mọi người cha nhưng dạy con theo kiểu cụ đã làm thì không phải ai cũng làm được. Cả hai bài đều nói đến chuyện muốn cho con cái trưởng thành, đem lại danh giá cho gia đình là điều hầu như người cha nào cũng có nhưng nghiệp quan trường cũng lại là chốn lửa thử vàng. Chuyện trí lự, tài năng là một chuyện, chuyện nhân cách, giữ mình mới đáng lo hơn. Bài đầu: Chửa được làm quan những ước quan/được làm mới thấy khó vô vàn. Bài thứ hai ý hơi vẫn ý ấy nhưng cụ nói rõ hơn cái khó ở đâu và mình phải hành xử thế nào? Làm quan biết cách khó vô vàn. Thế nào là biết cách làm quan? Bể hoạn dễ làm đắm thuyền những ai thiếu bản lĩnh bởi trăm điều quyến rũ. Lợi ích, quyền lực dễ làm mờ mắt ngay cả những người ban đầu vốn không như vậy. Cụ nói rõ hơn trong bài thứ hai: Danh cao sợ lẫn lòng ngay mất/Nhà khổ nên làm chức nhỏ hơn.

Chí lý vậy mà cũng lớn lao về nhân cách vậy. Bây giờ, không ít người lo thu xếp cho con không phải nối nghiệp nhà mà chui vào những chỗ dễ bề tiến thân. Chỗ khác nhau giữa một nhân cách lớn với những kẻ tầm thường chính là ở chỗ này. Tình cha con, lo lắng cho con ai cũng có nhưng làm sao để giữ được nếp nhà, không thẹn với đất, với trời khi nghĩ về đạo làm người chính là ở nhân cách của những bậc thức giả. Họ thực sự không coi lợi lộc làm đầu, họ chọn phụng sự và giữ mình trong sạch làm căn bản. Sợ con chưa thấm lời mình, cụ nói thẳng: Con dù vẫn cậy thông minh đấy/Hãy chép lời cha dán trước bàn. Có những người cha như thế, con cái làm sao lại không lo giữ nghiệp nhà? Noi theo các tấm gương ấy, truyền thống gia đình, nếp nhà tạo nên một nét đẹp trong đời sống dân tộc. Những nét đẹp ấy luôn được nêu ra như những lý tưởng sống truyền từ đời này qua đời khác là do có những nhân cách như vậy trong mỗi gia đình, dòng tộc.

Nếp nhà vừa là đạo đức, vừa lớn hơn đạo đức. Nó không phải chỉ là ứng xử. Nó là đúc kết của nhận thức lý tính kết hợp với sự rèn luyện của từng cá nhân. Nhận thức làm cơ sở cho những hành vi đạo đức noi theo gương sáng của những nhân cách lớn và sự tu thân của mỗi người. Nếp nhà- một nét đẹp trong truyền thống văn hóa mà thiết nghĩ, ngày nay cần được nêu ra như một vấn đề của xã hội cần suy ngẫm.

Chủ đề: Nghiệp quan đạo nhà