Giải thích vì sao nước Anh là xứ sở sương mù

Xứ sở sương mù là biệt danh gắn liền nước Anh hàng trăm năm nay. Tại sao có biệt danh này?


Giải thích vì sao nước Anh là xứ sở sương mù

Thời tiếtMôi trường ô nhiễmNơi đón ánh bình minh sớmNơi khởi nguồn ánh bình minh nhân loại

Theo BBC, biệt danh xứ sở sương mù của nước Anh ban đầu không liên quan thời tiết. Nó xuất phát từ việc nước này từng bị ô nhiễm môi trường rất nặng nề trong quá khứ, khói bụi công nghiệp mù mịt.

Bạn đang xem: Lý do nước anh được gọi là xứ sở sương mù

Một việc trước khi đi du học thường dễ bị bỏ quên là tìm hiểu khí hậu và thời tiết cụ thể tại nơi bạn học. Biết được những thay đổi thời tiết tại nơi du học có thể khiến bạn làm quen tốt hơn với môi trường mới. Bài viết này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo hơn khi đến nơi có nhiều vùng khí hậu khác biệt, đặc biệt là ở Anh quốc - xứ sở sương mù.

>> Tìm hiểu văn hóa nước Anh và cuộc sống ở Anh

>> Những điều cần làm trước khi nhập học

Tổng quan về Khí hậu ở Anh

Thời tiết nước Anh cũng có những điểm giống như Việt Nam, chia làm 3 miền. Phía Bắc khí hậu lạnh hơn còn về phía nam thời tiết ấm dần. Sự khác biệt giữa các mùa ở Anh không quá rõ ràng, giống như ở Việt Nam có 2 mùa mưa khô, dù vậy mỗi năm vẫn chia 4 mùa. Tuy nhiên khí hậu ở Anh vẫn có những nét riêng biệt về lượng mưa, thời gian ban ngày và nhiệt độ trung bình. Thời tiết khá thất thường không theo một quy luật nào. Mỗi vùng miền mang đặc điểm khí hậu riêng. Đối với sinh viên Việt Nam, những người đến từ đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường ở Anh vừa là một trải nghiệm cũng vừa là một khó khăn.

Dưới đây là những điều kiện thời tiết chung của các mùa tại Anh.

Mùa hè[Tháng 6 – tháng 8]

  • Nhiệt độ trung bình thấp nhất/cao nhất: 18.1oC- 20.6oC
  • Giờ ban ngày trung bình thấp nhất/cao nhất: 16 tiếng – 16 tiếng 30 phút
  • Lượng mưa trung bình hàng tháng: 61 mm

Mùa hè ở Anh thường nóng và mưa rả rích. Số ngày nhiều nắng ở Anh thường ít và phụ thuộc vào từng thời điểm, địa điểm khác nhau trên đất nước Anh. Vào những ngày này, nhiệt độ có thể lên tới 30oC. Mùa hè ở Anh thường là quãng thời gian dễ chịu nhất. Nhiệt độ không quá cao cộng trời nắng đẹp, gió nhẹ, không gay gắt như ở Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp mọi người đi dạo sưởi nắng, picnic hoặc tập trung ở nơi công cộng. Với những cơn mưa bất chợt hoặc gió mạnh nếu bạn sống tại thành phố cảng như Liverpool, bạn nên mang theo áo khoác mỏng và một chiếc ô.

Sự thay đổi thời tiết ngay trong ngày cũng như giữa các thành phố là rất lớn. Nhiệt độ hàng ngày và lượng mưa trung bình rất khác nhau giữa các thành phố. Tháng ấm áp nhất là tháng Bảy [16.5oC] và lạnh nhất là tháng Giêng [3.8oC]. Tháng ẩm ướt nhất là tháng 12 [78,9 mm], và khô nhất là tháng 4 [54,1 mm]. Ban ngày tại miền nam nước Anh kéo dài khoảng 16 tiếng trong tháng 6 và tháng 7, nhưng chỉ có 8 tiếng trong tháng 12 và tháng 1. Như vậy có thể thấy là sự khác biệt giữa mùa hè và mùa đông ở nước Anh là rất lớn.

Mùa đông [Tháng 12 – tháng 2]

  • Nhiệt độ trung bình thấp nhất/cao nhất: 6.6oC- 7.4oC
  • Giờ ban ngày trung bình thấp nhất/cao nhất: 8-9 tiếng
  • Lượng mưa trung bình hàng tháng: 78 mm

Mùa đông ở Anh thường có gió và ẩm ướt, khác với mùa đông khô lạnh ở Việt Nam. Nhiệt độ vào mùa đông thậm chí có lúc âm độ. Sáng mùa đông thường có băng khiến đường trơn trượt, đôi khi có tuyết rơi, vì thế bạn cần mặc áo dày và không thấm nước để tránh bị nhiễm lạnh. Các khu vực ven biển có gió mạnh. Tuyết dày cộng thêm sương mù, đặc biệt ở vùng Scotland khiến các trường đại học đóng cửa nghỉ đông và giao thông bị ngưng trệ.

Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng đối phó với cái lạnh vì nhà cửa tại Anh thường được cách nhiệt và có hệ thống sưởi. Thêm nữa, mùa đông là mùa của những ngày lễ lớn như Lễ phục sinh hay Giáng sinh, là đợt nghỉ lâu nhất. Đợt nghỉ này có thể kéo dài đến cả một tháng trời nên các bạn có thể tận hưởng không khí nghỉ lễ, trượt tuyết, nặn người tuyết và ném tuyết cùng với bạn bè.

Mùa xuân[Tháng 3 – tháng 5]

  • Nhiệt độ trung bình thấp nhất/cao nhất: 9.3oC- 15.4oC
  • Giờ ban ngày trung bình thấp nhất/cao nhất: 11-15 tiếng
  • Lượng mưa trung bình hàng tháng: 60 mm

Vào mùa xuân, trời ấm lên và băng tan dần. Cây cối bắt đầu mọc những chồi non khắp nơi và động vật vào mùa sinh sản. Hoa thủy tiên nở vàng rực ở công viên St Jame's Park. Mọi người tận hưởng nắng đầu mùa ấm áp ở bãi biển Brighton hay đi tản bộ ở vườn hoa Museum Gardens. Mùa xuân và thu sẽ có nhiều ngày nắng với bầu trời trong, tuy nhiên mùa xuân ở đây vẫn còn khá ẩm và nhiều gió, buổi tối lạnh. Những ngày mùa xuân rất thích hợp để đi xe đạp, leo núi, bơi thuyền hoặc tận hưởng không khí thanh bình bên hồ trong công đọc sách, học tập…

Mùa thu [Tháng 9 – tháng 11]

  • Nhiệt độ trung bình thấp nhất/cao nhất: 9.5oC - 17.5oC
  • Giờ ban ngày trung bình thấp nhất/cao nhất: 10-14 tiếng
  • Lượng mưa trung bình hàng tháng: 81 mm

Mùa thu là mùa có sự dao động nhiều nhất về điều kiện thời tiết. Đặc điểm của mùa thu nước Anh là sắc vàng và đỏ rực của rừng cây thay lá. Tháng 9 và thậm chí cả tháng 10 có thể vẫn nóng như mùa hè. Tương tự như vậy, tháng 11 có thể rất lạnh và đôi khi còn có tuyết rơi kéo dài. Nhìn chung, mùa thu thường ẩm và nhiều gió, thay đổi thất thường không theo quy luật. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị áo khoác, khăn mỏng… cho những buổi học về lúc tổi muộn hay sáng sớm, hoặc ô để tránh nắng vào những buổi trưa.

Để biết thêm thông tin về thời tiết ở Anh quốc trong đó có thông tin dự báo thời tiết theo địa điểm, các bạn có thểtruy cập trang mạng về thời tiết của đài BBC.

Câu 2: Trước đây người ta hay gọi Luân Đôn [Anh] là “Thành phố sương mù ”, em hãy giải thích về hiện tượng tự nhiên này.

Lời giải

– Hiện tượng sương mù:

+ Hơi nước ngưng tụ ở lớp không khí gần mặt đất sinh ra sương mù.

+ Sương mù được hình thành trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

– Nước Anh nói chung và Luân Đôn nói riêng có khí hậu ôn đới hải dương và có độ ẩm cao, nguyên nhân do:

+ Có gió Tây ôn đới thổi vào lãnh thổ quanh năm. Vì vậy, nước Anh nói chung và thủ đô Luân Đôn nói riêng luôn ẩm ướt và thường có sương mù.

+ Ngày nay, người ta cũng gọi Luân Đôn là “Thành phố sương mù” nhưng để ám chỉ đến vấn đề ô nhiễm khói công nghiệp ở nơi này.

→ Sở dĩ nước Anh có biệt danh này không phải đến từ việc có nhiều sương mù hay do tác động của thời tiết mà chính là bởi nền công nghiệp ủa nước này quá tiên tiến, kéo theo việc môi trường chìm trong ô nhiễm, khói bụi mù mịt trông giống sương mù

giải thích vì sao nước anh được mệnh danh là xứ sở sương mù

Các câu hỏi tương tự

Quốc gia nào ở châu Âu được coi là xứ sở của băng tuyết?

A. Anh    

B. Pháp  

C. Thụy Sỹ

 D. Ai-xơ-len

Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:

A. Sông Mixixipi.

B. Sông Amadon.

C. Sông Panama.

D. Sông Orrinoco.

Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực và giải thích vì sao châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới?

Trong suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, London nổi tiếng với hiện tượng sương mù dày đặc, xuất hiện vào tháng 11. Đó là kết quả của tình trạng ô nhiễm không khí, chứ không phải cơn mưa lất phất hay bầu trời xám xịt mùa đông. Trong tác phẩm Bleak House của nhà văn Charles Dickens, ông mô tả: "Khói tràn xuống từ những ống khói, tạo thành cơn mưa bồ hóng mềm mại, từng hạt to như bông tuyết".

Một ngày sương mù bao trùm một khu vực ở Londonnăm 1932. Ảnh: New York Times.

Vào năm 1800, dân số ở London khoảng một triệu người. Con số này tăng nhanh và đạt mốc 2 triệu vào năm 1830. Cùng với sự phát triển của những kênh đào, đường sắt, thành phố trở thành trung tâm kinh tế với các ngành công nghiệp như giấy, in ấn, hóa chất, khí đốt và da. Hàng trăm người vào thành phố để tìm việc, kéo theo sự phát triển của vùng ngoại ô. Mùa đông, những ngôi nhà đều đốt lửa than, thổi lưu huỳnh vào không khí.

Sương mù của London chủ yếu là do khói bụi của các đám cháy than và khí thải độc hại từ ống khói nhà máy. Kết hợp cùng sự ẩm ướt của không khí trong ngày thời tiết thay đổi, lưu huỳnh đã tạo nên những tầng khí độc, mang màu vàng nhạt.

Khi nữ hoàng Victoria lên ngôi năm 1837, sương mù đã cản trở việc di chuyển, dù đi bộ hay xe ngựa. Một nghiên cứu năm 1892 chỉ ra, trong khoảng thời gian 1886-1890, trung bình London có 63 ngày sương mù mỗi năm. Vào những ngày ảm đạm, một số đứa trẻ tinh ranh mang theo đuốc tự chế, hướng dẫn quý ông và quý bà đi lại trong hẻm tối rồi thu phí, thậm chí cướp bóc.

Người dân che mặt để chống chọi với sương mù. Ảnh: Mirror.

Len lỏi theo kẽ hở của ô cửa sổ, bụi bẩn tạo nên những vệt dầu mỡ cáu cặn trên nội thất và quần áo. Không khí ô nhiễm xâm nhập vào họng và phổi của người dân, khiến những tài xế liên tục khạc nhổ và súc miệng bằng rượu mạnh. Cây cối cũng trơ trụi và héo úa khi sương mù của London bao trùm từng chiếc lá.

Đỉnh điểm vào tháng 12/1952, tiết trời đột ngột trở lạnh tại Anh, các gia đình liên tục sử dụng lò đốt than, khiến các hạt lưu huỳnh và khói muội mắc kẹt trong không khí, trộn lẫn với sương mù, sà xuống mặt đất. Lúc này tầm nhìn của London dường như bằng không. Các trường học và doanh nghiệp đóng cửa, phương tiện di chuyển ngừng hoạt động, thậm chí người dân thủ đô không thể nhìn rõ bàn chân họ. Hiện tượng ô nhiễm không khí nghiêm trọng được gọi tên là Đại sương mù, gây ra cái chết của hàng nghìn người trên toàn thành phố.

Sau hiện tượng sương mù độc hại dày đặc, hầu hết gia đình ở London chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu ít chất thải khác. Đến năm 1956, đạo luật Không khí sạch đã buộc các ngành công nghiệp, dân dụng và thương mại xử lý khí thải, không sử dụng than làm nhiên liệu đốt. Tuy nhiên, đạo luật trải qua nhiều năm mới có hiệu lực. Đến tháng 12/1962, hiện tượng sương mù dày đặc một lần nữa xuất hiện, gây ra cái chết của 750 người.

Sương mù bao phủ đường sá, cầu và dòng sông. Video: Guardian.

Ngày nay, thành phố không còn xuất hiện những đám mây vàng nhạt và không khí mùi trứng thối. Với lịch sử, văn hóa lâu đời và ẩm thực phong phú, London là một trong những điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới.

Lan Hương[Theo Culture Trip, USA Today]

Video liên quan