Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m : - câu 3.14 trang 60 sbt đại số 10 nâng cao

\[x = \dfrac{{m + 4 - \sqrt {13\left[ {m + 4} \right]} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\] và \[x = \dfrac{{m + 4 + \sqrt {13\left[ {m + 4} \right]} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b
  • LG c
  • LG d

Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m :

LG a

\[m{x^2} + 2x + 1 = 0\]

Lời giải chi tiết:

Nếu m = 0 thì phương trình có nghiệm \[x= - \dfrac{1}{2}\].

Nếu m 0 thì phương trình = 1 m

+ Nếu 1 m < 0 tức là m > 1 thì phương trình đã cho vô nghiệm.

+ Nếu 1 m = 0 tức là m = 1 thì phương trình đã cho có một nghiệm kép x = -1.

+ Nếu 1 m > 0 tức là m < 1 thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt

\[{x_1} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {1 - m} }}{m}\] và \[{x_2} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {1 - m} }}{m}\]

Vậy với \[m \in \left[ { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {0;1} \right]\] thì phương trình có hai nghiệm

\[{x_1} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {1 - m} }}{m}\] và \[{x_2} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {1 - m} }}{m}\]

Với m = 0, phương trình có nghiệm \[x = - \dfrac{1}{2}\]

Với m = 1, phương trình có nghiệm kép x = -1

Với \[m \in \left[ {1; + \infty } \right]\], phương trình vô nghiệm.

LG b

\[2{x^2} - 6x + 3m - 5 = 0\]

Lời giải chi tiết:

Phương trình có = \[9 - 2\left[ {3m - 5} \right] = - 6m + 19.\]

Với \[m \in \left[ {\dfrac{{19}}{6}; + \infty } \right],\] phương trình vô nghiệm.

Với \[m = \dfrac{{19}}{6},\] phương trình có nghiệm kép \[x = \dfrac{3}{2}\]

Với \[m \in \left[ { - \infty ;\dfrac{{19}}{6}} \right],\] phương trình có hai nghiệm

\[x = \dfrac{{3 - \sqrt {19 - 6m} }}{2}\] và \[x = \dfrac{{3 + \sqrt {19 - 6m} }}{2}\]

LG c

\[\left[ {m + 1} \right]{x^2} - \left[ {2m + 1} \right]x + \left[ {m - 2} \right] = 0\]

Lời giải chi tiết:

Với m = -1, phương trình có nghiệm x = 3.

Với m -1, phương trình có \[\Delta = {\left[ {2m + 1} \right]^2} - 4\left[ {m + 1} \right]\left[ {m - 2} \right] = 8m + 9.\]

Do đó, với \[m \in \left[ { - \infty ; - \dfrac{9}{8}} \right],\] phương trình vô nghiệm.

Với \[m = - \dfrac{9}{8},\] phương trình có một nghiệm kép x = 5.

Với \[m \in \left[ { - \frac{9}{8};1} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right],\] phương trình có hai nghiệm

\[x = \dfrac{{2m + 1 - \sqrt {8m + 9} }}{{2\left[ {m + 1} \right]}}\] và \[x = \dfrac{{2m + 1 + \sqrt {8m + 9} }}{{2\left[ {m + 1} \right]}}\]

LG d

\[\left[ {{m^2} - 5m - 36} \right]{x^2} - 2\left[ {m + 4} \right]x + 1 = 0\]

Lời giải chi tiết:

\[{m^2} - 5m - 36 = 0 \Leftrightarrow m = - 4\] hoặc \[m = 9\]

Với m = -4, phương trình trở thành 0x = 1 nên vô nghiệm.

Với m = 9, phương trình trở thành \[-26x + 1 = 0\] nên có nghiệm \[x = \dfrac{1}{{26}}.\]

Với \[m \notin \left\{ { - 4;9} \right\},\] ta có

\[\Delta ' = {\left[ {m + 4} \right]^2} - \left[ {{m^2} - 5m - 36} \right] = 13m + 52.\] Từ đó suy ra :

Với \[m \in \left[ { - \infty ; - 4} \right],\] phương trình vô nghiệm.

Với \[m \in \left[ { - 4;9} \right] \cup \left[ {9; + \infty } \right],\] phương trình có hai nghiệm

\[x = \dfrac{{m + 4 - \sqrt {13\left[ {m + 4} \right]} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\] và \[x = \dfrac{{m + 4 + \sqrt {13\left[ {m + 4} \right]} }}{{{m^2} - 5m - 36}}\]

Với m = 9, phương trình có nghiệm \[x = \dfrac{1}{{26}}.\]

Video liên quan

Chủ Đề