Hạn mức chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, hạn mức chào hàng cạnh tranh được quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là 5 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cao hơn 2,5 lần so với hạn mức quy định trong Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.

Nhà thầu được kiến nghị trực tiếp lên Chủ đầu tư

Theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 73 của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 thì “Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết…”. Tại Điều 92 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung…”. Như vậy, so với quy định của pháp luật về đấu thầu trước đây thì quy định hiện hành cho phép nhà thầu được kiến nghị trực tiếp lên chủ đầu tư mà không gửi kiến nghị đến bên mời thầu. Riêng đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu là bên mời thầu (vai trò tương đương như chủ đầu tư của dự án).

.jpg)

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, hạn mức chào hàng cạnh tranh được quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là 5 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cao hơn 2,5 lần so với hạn mức quy định trong Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Với quy định nới hạn mức chào hàng cạnh tranh mới sẽ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu thuận lợi hơn trong việc áp dụng hình thức này, đồng thời góp phần đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thông dụng và đặc biệt là sẽ hạn chế được tối đa việc áp dụng hình thức chỉ định thầu. Theo đó, khi thực hiện những gói thầu thông dụng, chủ đầu tư, bên mời thầu có thể lựa chọn áp dụng chào hàng cạnh tranh mà không phải thực hiện đấu thầu rộng rãi và quy trình chào hàng cạnh tranh thì thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều so với quy trình thực hiện đấu thầu rộng rãi, hơn nữa trong chào hàng cạnh tranh còn cho phép được áp dụng cả hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn thì thủ tục lại càng đơn giản. Vì thế, các thủ tục hành chính trong quá trình tham dự thầu của nhà thầu cũng sẽ được giảm tối đa.

Các chuyên gia nhìn nhận, với nhiều quy định mới của pháp luật về đấu thầu hiện hành, các thủ tục hành chính trong đấu thầu đã được giảm thiểu, nhà thầu gần như được hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính so với các quy định trước đây. Những quy định mới này có sự đúc rút kinh nghiệm của thực tiễn đấu thầu tại Việt Nam thời gian qua và tham khảo, học hỏi các kinh nghiệm tốt của quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á… Vì thế, các khâu trong quy trình lựa chọn nhà thầu đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và hạn chế tối đa các thủ tục không cần thiết nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm tính chính xác cũng như hiệu quả trong hoạt động lựa chọn nhà thầu.

Đấu thầu là một trong những hoạt động phổ biến ngày nay, để thực hiện hoạt động đấu thầu có rất nhiều hình thức như: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, … Một trong những hình thức được nhiều người sử dụng có thể kể đến là Chào hàng cạnh tranh, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được những nội dung quy định về hình thức này như hạn mức chào hàng cạnh tranh là bao nhiêu? Do đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Chào hàng cạnh tranh là gì?

Chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013 nhằm lựa chọn ra bên cung ứng dịch vụ, hàng hoá, xây lắp tốt nhất.

Trên thực tế, so với những gói thầu áp dụng hình thức cạnh tranh rộng rãi thì những gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thường có yêu cầu kĩ thuật rất đơn giản hơn và quy mô thường nhỏ

Đối với những loại gói thầu có yêu cầu kĩ thuật đơn giản và quy mô nhỏ thì việc tuân một quy trình với nhiều bước thực hiện sẽ là rất lãnh phí thời gian, chi phí tổ chức và cũng không cần thiết.

Do đó, quy trình lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh được đơn giản hóa, linh động hơn tuỳ vào từng đặc điểm mỗi lĩnh vực gồm 2 loại: chào hàng cạnh tranh thông thường và chào hành cạnh tranh rút gọn.

Ngoài ra, về phía nhà thầu, việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng sẽ dễ dàng hơn vì tính đơn giản do hàng hóa là loại thông dụng nên các nhà thầu gần như không có sự cạnh tranh về kĩ thuật mà sự cạnh tranh chủ yếu liên quan đến giá cả và các dịch vụ đi kèm như bảo dưỡng, bảo hành,…

Khi nào thì áp dụng chào hàng cạnh tranh?

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng với những gói thầu có giá trị thấp, quy mô nhỏ. VD Cung cấp một số lượng bàn ghế, trang thiết bị cho một cơ quan nhà nước nào đó.

Cụ thể căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định Chào hàng cạnh tranh áp dụng thuộc một trong những trường hợp sau đây và phải phù hợp với hạn mức chào hàng cạnh tranh đối với từng trường hợp cụ thể đó:

  • Gói thầu về dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản
  • Gói thầu về mua sắm hàng hoá thông dụng (Đã có sẵn trên thị trường với những đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương với nhau về mặt chất lượng)
  • Gói thầu xây lắp những công trình đơn giản (Đã có bản thiết kế, bản vẽ thi công được phê duyệt)

Ngoài ra, tuỳ vào hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường và chào hàng cạnh tranh rút gọn sẽ quy định hạn mức khác nhau.

Mặc dù trên lí thuyết, chào hàng cạnh tranh có thể áp dụng cho tất cả các loại gói thầu. Song trên thực tế, hình thức này thường chỉ các cá nhân tổ chức lựa chọn áp dụng cho gói thầu cung cấp hàng hóa. Trong khi đó, hình thức đấu thầu rộng rãi lại phù hợp với tất cả các loại gói thầu.

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”

Hạn mức chào hàng cạnh tranh là gì? Những quy định của pháp luật về hạn mức chào hàng cạnh tranh đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Hạn mức chào hàng cạnh tranh là mức giá trị gói thầu pháp luật quy định nhằm đặt ra điều kiện áp dụng đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức Chào hàng cạnh tranh.

Căn cứ Theo Khoản 1, 2 Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:

Đối với chào hàng cạnh tranh thông thường:

Hạn mức chào hàng cạnh tranh (giá trị gói thầu) không quá 5 tỷ áp dụng với tất cả trường hợp tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 gồm:

Gói thầu về dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; Gói thầu về mua sắm hàng hoá thông dụng, (đã có sẵn trên thị trường với những đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương với nhau về mặt chất lượng); Gói thầu xây lắp những công trình đơn giản (đã có bản thiết kế, bản vẽ thi công được phê duyệt)

Đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn:

Hạn mức chào hàng cạnh tranh (giá trị gói thầu) quy định cụ thể như sau:

  1. Đối với Gói thầu về dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản: Hạn mức không quá 500 triệu đồng
  2. Đối với Gói thầu về mua sắm hàng hoá thông dụng, đã sẵn có trên thị trường với những đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương với nhau về mặt chất lượng và Gói thầu xây lắp những công trình đơn giản có thiết kế, bản vẽ thi công được phê duyệt: Hạn mức không quá 1 tỷ đồng.
  3. Đối với Gói thầu mua sắm thường xuyên: Hạn mức không quá 200 triệu đồng.

Ngoài ra, để áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thì ngoài việc phải nằm trong hạn mức chào hàng cạnh tranh và loại gói thầu thì bên mời thầu còn pháp đáp ứng thêm các điều kiện sau theo Khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định:

  • Đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
  • Đã có dự toán được phê duyệt
  • Đã bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ để thực hiện gói thầu.

Trên đây là tư vấn về vấn đề hạn mức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Hotline: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Gmail: [email protected]
  • Website: https://inslaw.vn/
    Bạn đang xem bài viết “Hạn mức chào hàng cạnh tranh thông thường – Rút gọn – Qua mạng” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Nguyễn Minh Hải – Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn luật doanh nghiệp

Ông Nguyễn Minh Hải với 20 năm kinh nghiệm tư vấn , hành nghề Luật tại Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài; mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp thương mại; Sở hữu trí tuệ; tranh tụng và giải quyết tranh chấp; bảo hiểm và ngân hàng.

Chào hàng cạnh tranh hạn mức báo nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này, chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường được áp dụng đối với gói thầu dịch vụ xây lắp có giá trị báo nhiêu?

Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

Chào hàng cạnh tranh thông thường báo nhiêu ngày?

Thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 10 ngày đối với gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi và 05 ngày làm việc đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường, kể từ ngày đầu tiên đăng tải E-TBMT trên Hệ thống.

Thế nào là ế HSDT?

E-HSDT là gì? Theo quy định tại điểm o khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì E-HSDT là hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.