Hose 10 tỷ usd giá trị vốn hóa năm 2024

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch đầu tuần (15/4) với áp lực bán rất mạnh trên diện rộng. Sắc đỏ áp đảo hoàn toàn với 885 mã giảm, trong đó có đến 160 mã giảm kịch sàn với nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn góp mặt như BID, BCM, GVR, MSN, SSI, VRE,…

Kết phiên 15/4, VN-Index mất 59,99 điểm (-4,7%), xuống mức với thanh khoản bùng nổ, giá trị khớp lệnh HoSE lên đến hơn 30.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó "bốc hơi" 244.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD), xuống còn 4,95 triệu tỷ đồng.

Hose 10 tỷ usd giá trị vốn hóa năm 2024

Mức giảm 4,7% của VN-Index đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á ngày 15/4. Con số này thậm chí còn vượt trội các thị trường trong khu vực. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam trong vòng 23 tháng, kể từ phiên 12/5/2022.

Hose 10 tỷ usd giá trị vốn hóa năm 2024

Áp lực chốt lời mạnh xảy ra sau khi VN-Index đã có thời gian khá dài neo quanh vùng đỉnh 19 tháng. Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới cũng đem đến một số cơn gió ngược có thể tác động đến thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC đánh giá nhiều áp lực trở lại với việc CPI của Mỹ cao hơn dự đoán tháng thứ 3 liên tiếp khiến lộ trình hạ lãi suất của Fed có thể chậm lại. Lợi suất trái phiếu và USD tăng mạnh trở lại. Trong khi đó xung đột đẩy thị trường hàng hóa tăng mạnh đồng thời gây áp lực lạm phát tiềm ẩn. Các thị trường chứng khoán quốc tế cũng đang thể hiện sự suy yếu. Do đó tác động từ thị trường chứng khoán thế giới nhìn chung là tiêu cực.

Trước đó, tại buổi talkshow Chờ mùa nắng về do Chứng khoán SSI thực hiện vừa qua, ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment cho rằng, thông thường, trong những đợt thị trường uptrend khoảng 5 - 6 tháng sẽ có điều chỉnh, về mặt thời gian thị trường hiện tại cũng vừa đủ, nhưng mức tăng khá thấp.

Quan điểm ban đầu của ông Trung là thị trường sẽ tăng đến vùng 1.350 điểm, nhưng khi đến sát vùng 1.300 điểm, dòng tiền có vẻ hơi yếu, một số yếu tố ngắn hạn không còn quá tốt, do đó khả năng cao là thị trường có thể điều chỉnh 12 - 15% từ vùng sát 1.300 điểm, trước khi tạo một cái đáy ngắn hạn để tiếp tục đi lên vượt qua đỉnh cũ. "Đây là sự điều chỉnh lành mạnh của thị trường trong một giai đoạn tăng mà trong uptrend thì năm nào cũng có 2 lần điều chỉnh", chuyên gia Lã Giang Trung nhận định.

Với mức giảm 4,7% trong phiên 15/4, VN-Index là chỉ số thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất toàn cầu. Đồng thời, vốn hóa sàn HOSE giảm gần 244.000 tỷ đồng.

Sau phiên 12/4 tăng hơn 18 điểm cùng sắc xanh lan tỏa, VN-Index được kỳ vọng khởi sắc và giữ vững vùng 1.250 – 1.300 điểm.

Tuy nhiên, diễn biến phiên đầu tuần 15/4 hoàn toàn ngược lại. VN-Index rơi thẳng đứng từ sau 14h cùng hàng loạt mã giảm sâu. Đà bán tháo dồn dập hơn về cuối phiên khiến thị trường đỏ lửa với hơn 150 mã giảm sàn trên cả HOSE, HNX và UPCoM.

Chỉ số chung kết phiên lao dốc 60 điểm, tương đương 4,7% so với phiên trước, về gần 1.217 điểm. 10 mã tác động thị trường tiêu cực nhất gồm VHM, VIC, TCB, VPB, FPT, BCM, MSN, VRE, MWG, ACB. Riêng nhóm này đã đóng góp gần 27 điểm ở chiều kéo giảm.

Không chỉ đánh mất ngưỡng 1.250 điểm một cách chóng vánh, VN-Index còn là chỉ số thị trường chứng khoán giảm sâu nhất trên thế giới trong ngày 15/4, theo dữ liệu StockQ. Lần gần nhất VN-Index rơi hơn 50 điểm ghi nhận vào ngày 18/8/2023 (giảm 55 điểm).

VN-Index là chỉ số thị trường giảm điểm sâu nhất phiên 15/4 (tính đến 22h Việt Nam). (Nguồn: StockQ).

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, vốn hóa sàn HOSE tại cuối phiên 15/4 là 4,95 triệu tỷ đồng, giảm 243.998 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD) so với phiên trước.

Phiên giảm điểm cũng cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư, minh chứng bằng việc thanh khoản tăng vọt trong phiên đầu tuần. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt gần 33.600 tỷ đồng, tăng 40% so với phiên 12/4 và cao nhất trong gần 1 tháng (kể từ sau phiên 22/3 với hơn 34.700 tỷ đồng).

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM Minh (HOSE) công bố thị trường tháng 5/2021 với chỉ số VN Index tiếp tục thiết lập đỉnh mới ở mức 1328,05 điểm vào ngày 31/05/2021 với giá trị giao dịch trong ngày đạt 25.015 tỷ đồng.

Theo đó, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 05/2021, các chỉ số chứng khoán trên HOSE giữ vững chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong suốt 5 tháng đầu năm 2021.

Cụ thể: Chỉ số VN-Index đạt mức 1328,05 điểm, tăng 7,15% so với tháng 04/2021 và tăng 20,31% so với cuối năm 2020; VNAllshare đạt 1365,87 điểm, tăng 9,86% so với tháng 04/2021 và tăng 32,30% so với cuối năm 2020; VN30 đạt 1474,78 điểm, tăng 12,38% so với cuối tháng 04/2021 và tăng 37,73% so với cuối năm 2020.

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng này bao gồm: ngành tài chính (VNFIN) tăng 24,51%, ngành công nghệ thông tin (VNIT) tăng 20,10%, ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 19,46%.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 05 đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.937 tỷ đồng và 701,96 triệu cổ phiếu, tương ứng lần lượt tăng 19,57% về giá trị và giảm 3,30% về khối lượng bình quân so với tháng trước, tăng 292,85% về giá trị và 134,59% về khối lượng bình quân so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng lần lượt đạt trên 438.748 tỷ đồng và 14,03 tỷ cổ phiếu, tương ứng tăng 53,26% về tổng giá trị và tăng 3,19% về tổng khối lượng so với cuối năm 2020.

Về giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài: Trong tháng 5/2021, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 61.714 tỷ đồng, chiếm 7,03% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng với giá trị hơn 11.461 tỷ đồng, tăng 3,92% so với tháng trước.

Như vậy, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 30.858 tỷ đồng trên sàn HOSE, cao gần gấp đôi so với cả năm 2020 (15.741 tỷ đồng).

Hose 10 tỷ usd giá trị vốn hóa năm 2024

Top 5 mã phiếu giao dịch trong tháng 5 trên HOSE.

Quy mô thị trường trên HOSE tính đến hết ngày 31/05/2021: có 508 mã chứng khoán giao dịch trong đó gồm: 386 mã cổ phiếu, 02 mã chứng chỉ quỹ đóng, 07 mã chứng chỉ quỹ ETF, 82 mã chứng quyền có bảo đảm và 31 mã trái phiếu niêm yết. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 102,6 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,97 triệu tỷ đồng, tăng 7,07% so với tháng trước, đạt khoảng 79.09% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên tỷ USD: Tính đến hết ngày 31/05/2021, trên sàn HOSE đã có 27 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 4 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Hose 10 tỷ usd giá trị vốn hóa năm 2024

Về hoạt động niêm yết: trong tháng 05 vừa qua, trên HOSE không có cổ phiếu niêm yết mới.

HOSE cho biết, tiếp tục thực hiện công văn số 713/UBCK-PTTT về việc chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX, HOSE đã có thông báo chính thức chuyển giao dịch cổ phiếu cho 3 mã gồm QBS, CAV và THI.

Như vậy, tổng cộng đã có 14 mã cổ phiếu thực hiện chuyển giao dịch từ HOSE sang HNX.

Trong tháng 5, đã có 21 mã CW mới giao dịch, tổng khối lượng niêm yết mới đạt 64,8 triệu CW. Kể từ ngày đầu tiên chính thức giao dịch, đã có 359 mã CW trên 26 cổ phiếu cơ sở của 9 tổ chức phát hành được niêm yết và giao dịch.