Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường

Mặc dù gặp không ít khó khăn, song trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, lực lượng QLTT Quảng Ninh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của ngành và của cơ quan đề ra; góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của thị trường.

Với chức năng quyền hạn được giao, Chi cục QLTT Quảng Ninh đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh đề ra nhiều biện pháp trong việc quản lý đối tượng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và quản lý địa bàn, đồng thời đảm nhiệm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại). Chi cục đã có quy chế phối hợp cụ thể với một số ngành chức năng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả và kinh doanh trái phép.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, Chi cục QLTT Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức đa dạng, sinh động nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cho các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đăng Trưởng, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi Cục trưởng Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội Quảng Ninh phát triển. Đời sống của nhân dân được nâng lên nhờ nền kinh tế mới- kinh tế thị trường. Tuy nhiên, song hành với đó, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, đó là: hàng giả và tình trạng gian lận trong thương mại ngày càng phổ biến và tinh vi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hàng giả xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, hàng sản xuất tại địa bàn của tỉnh không nhiều, mà chủ yếu từ các địa phương khác nhập về. Vẫn là với những thủ đoạn sử dụng nhãn mác của các cơ sở sản xuất chính hãng, một số đơn vị, cá nhân đã đăng ký để dán lên sản phẩm nhập lậu của mình rồi đưa ra thị trường. Hầu như ở lĩnh vực nào cũng có đan xen hàng giả, hàng kém chất lượng. Và điều này đã làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại chân chính. Đáng nguy hiểm hơn nữa là những mặt hàng kém chất lượng này không chỉ có mặt ở đô thị mà còn ở  vùng sâu, vùng xa, thôn quê nơi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không phân biệt được hàng thật - hàng giả. Điều đó càng đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của lực lượng QLTT địa phương.

Bằng nhiều biện pháp tích cực, lực lượng QLTT đã đấu tranh quyết liệt góp phần làm lành mạnh thị trường. Đặc biệt, những năm gần đây, Chi cục QLTT còn làm tốt vai trò tham mưu giúp Ban chỉ đạo 127 của tỉnh đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần ổn định và lành mạnh hóa thị trường. Chỉ tính 10 năm trở lại đây, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện, xử lý trên 22.800 vụ vi phạm pháp luật hoạt động kinh doanh thương mại; trong đó gần 18.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, trên 4.800 vụ vi phạm kinh doanh; tổng số tiền phát mại hàng hoá và phạt vi phạm hành chính tăng từ 10%-25%/năm so với kế hoạch tỉnh giao.

Những kết quả trên đã khẳng định rõ vai trò chủ lực của lực lượng QLTT tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, góp phần thực thi có hiệu quả các giải pháp kích cầu của Chính phủ, bảo đảm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển, từ đó cùng cả tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2012.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường

Đội QLTT Tiên Yên phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ hàng nhập lậu.

Hiện nay, tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có xu hướng gia tăng, đa dạng, phức tạp với tính chất và quy mô ngày càng lớn, tinh vi, nguy hiểm hơn. Điều này ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong khi đó, giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững theo hướng CNH, HĐH, với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Với mục tiêu này thì nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng QLTT còn rất nặng nề với nhiều khó khăn và thách thức mới, đòi hỏi lực lượng QLTT tỉnh phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành và những kết quả đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn, giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được cấp trên phân công, trước hết lực lượng QLTT Quảng Ninh cần tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể nhân dân, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành và nhất là sự ủng hộ của nhân dân nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong việc thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực thương mại. Cùng với đó, cần không ngừng xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện, trong đó mỗi cán bộ QLTT phải vững vàng về chính trị và nâng cao đạo đức cách mạng, nắm chắc pháp luật, và nhất là phải tinh thông về nghiệp vụ… Từ đó tạo nên một tập thể đoàn kết, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu mạnh, văn minh./.

Trong năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT), đã góp phần không nhỏ vào xây dựng thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, đồng thời thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Triệt phá nhiều vụ việc lớn, phức tạp

Năm 2021, là năm nhiều biết động và thách thức bởi làn sóng dịch Covid-19 hoành hành, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế đất nước mà còn là thách thức riêng cho lực lượng QLTT. Nhưng với những nỗ lực không nhỏ của toàn lực lượng, đã ngăn chặn thành công nhiều vụ kinh doanh, vận chuyển hàng hoá không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường
Vụ việc tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh

Con số được thể hiện qua những đợt kiểm tra, xử lý 41.375. Thu nộp ngân sách nhà nước 430 tỷ đồng. Trong số đó, không thể không nhắc tới những vụ điển hình đã được lực lượng QLTT phát hiện, xử lý như vụ triệt phá 40 tấn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn Bắc Ninh; Chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an phát hiện, thu giữ hàng chục nghìn tấn than lậu trên địa bàn Hải Dương; Triệt phá kho hàng giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại Nam Định; Xử lý kho nước hoa lậu trị giá trên 18 tỷ tại Hàng Gà (Hà Nội)...

Ngoài ra, lực lượng cũng ngăn chặn thành công nhiều vụ kinh doanh, vận chuyển các mặt hàng phòng chống dịch như thuốc chữa Covid, khẩu trang, nước sát khuẩn, máy thở oxy… không đảm bảo chất lượng.

Đây là những nỗ lực không nhỏ của toàn lực lượng QLTT trong điều kiện Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Tổng cục QLTT tổ chức thành công việc triển khai sát hạch nghiệp vụ trực tuyến đối với Lãnh đạo các Phòng, Đội trong toàn lực lượng. Trong năm, Tổng cục đã tổ chức 08 cuộc thi sát hạch cho hơn 1.000 công chức. 98% các đồng chí đã vượt qua và đạt kết quả cao sau kỳ sát hạch.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường
Từ 3/7/2021, toàn lực lượng QLTT đã khoác lên mình bộ trang phục mới màu “xanh dương” 

Kết quả đánh giá nhằm tìm ra công chức tích cực, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ để biểu dương, khen thưởng đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức có kết quả chưa đạt, hướng tới xây dựng lực lượng QLTT chính quy - chuyên nghiệp - hiện đại.

Một trong những dấu ấn khó quên đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trong năm 2021 đó là Hội nghị Quán triệt nhiệm vụ xây dựng lực lượng gắn với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị. Nói cách khác đó là Hội nghị “Tự phê bình” đầu tiên trong lực lượng. Trong Hội nghị, Tổng cục trưởng đề nghị không đề cập đến những thành tích mà chỉ nói về những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và phương hướng triển khai. Tại đây 69 lãnh đạo các Cục, Vụ đã ký cam kết thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu trước Tổng Cục trưởng như một lời hứa về trách nhiệm của mình với đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhiều điểm nhấn đáng nhớ của ngành QLTT

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, từ 1/2/2022, lực lượng QLTT cả nước sẽ áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS vào hoạt động công vụ. Theo đó, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, toàn bộ thao tác sẽ được thực hiện trên máy tính. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, các thông tin sẽ được nhập trực tiếp lên hệ thống theo quy trình với các biểu mẫu có sẵn. Từ đó hạn chế thấp nhất những hành vi làm sai quy trình.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường
Tạp chí Quản lý thị trường - cơ quan báo chí chính thống để tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương và lực lượng QLTT

Hệ thống INS sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần vào công tác quản lý địa bàn, dễ dàng xác định các hành vi tái phạm của các tổ chức, cá nhân mà lực lượng QLTT trong cả nước đã kiểm tra, xử lý. Đây được coi là bước tiên phong trong chuyển đổi số ở lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính của bộ máy công quyền hiện nay mà lực lượng QLTT đã triển khai thành công sau 02 năm xây dựng.

Một điểm nhấn không thể không nhắc đến trong năm 2021, đó là việc toàn lực lượng chính thức khoác lên mình bộ trang phục mới vào đúng ngày kỷ niệm 64 năm hình thành và phát triển. Lần đầu tiên, lực lượng QLTT thay đổi trang phục ngành minh chứng cho quyết tâm của Người đứng đầu Tổng cục trong việc đổi mới hình ảnh, hướng tới thân thiện, gần gũi, gắn bó mật thiết với người dân, doanh nghiệp. Màu “xanh dương” thay thế cho màu “cỏ úa” là biểu hiện cho sự tươi mới, năng động và tin cậy của lực lượng giữ trọng trách lớn trong công cuộc phòng chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Cũng trong năm 2021, Tổng cục QLTT đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở chuyên ngành đào tạo đầu tiên về lĩnh vực QLTT cho 50 sinh viên. Đó là nỗ lực rấy lớn của lãnh đạo hai bên sau 03 năm nghiên cứu, lên giáo trình và kế hoạch giảng dạy. Đây cũng là lần đầu tiên sau 64 năm hình thành và phát triển, lực lượng có một trường Đại học đào tạo chính quy, bài bản và chuyên sâu.

Đặc biệt, một trong những điểm nhấn quan trọng trong 2021 đó là việc Tổng cục QLTT được cấp phép thành lập Tạp chí QLTT (bản in và bản điện tử). Tạp chí ra mắt từ cuối tháng 7/2021. Đến hết tháng 12/2021, Tạp chí QLTT in cho ra mắt 02 ấn phẩm và đăng tải hơn 1.000 tin bài, video, các bản tin trên Tạp chí QLTT điện tử.

Ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ ngoài chuyên môn

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, lực lượng QLTT cũng ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ mang yếu tố chính trị. Nếu như năm 2019, QLTT huy động toàn lực lượng tham gia chống dịch tả lợn châu Phi, đến năm 2020, 2021 tiếp tục dồn lực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tại nhiều địa phương QLTT là thành viên nòng cốt trong các Ban chỉ đạo phòng chống dịch. Đã có những mất mát xảy ra vì phơi nhiễm Covid-19 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Khó khăn của lực lượng quản lý thị trường
Lực lượng QLTT cả nước hỗ trợ, kết nối tiêu thụ thành công gần 5.000 tấn vải thiều cho nông dân Bắc Giang

Đặc biệt, trong cao điểm dịch bệnh, nhiều tỉnh, thành siết chặt các biện pháp phòng dịch khiến cho việc lưu thông nông sản gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, QLTT đã tiên phong hỗ trợ, kết nối tiêu thụ thành công gần 5.000 tấn vải cho nông dân Bắc Giang. Kết quả này là minh chứng cho lợi thế của mô hình ngành dọc và được các cơ quan sở tại, các địa phương đánh giá cao.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều cơ sở y tế, các khu cách ly thiếu thốn trang thiết bị y tế, lực lượng QLTT cả nước đã trao tặng hàng nghìn sản phẩm phòng chống dịch. Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh có mặt trực tiếp tại tâm dịch Bắc Giang trao các mặt hàng phòng, chống dịch cho người dân và đội ngũ y bác sỹ.

Bước sang năm 2022, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp. Để giữ vững thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, lực lượng QLTT sẽ tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Với quyết tâm của toàn lực lượng trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, QLTT tin rằng, 2022 tiếp tục là một năm ghi nhiều dấu ấn thành công, hướng tới lực lượng chính quy-chuyên nghiệp-hiện đại như kỳ vọng của Chính Phủ và Bộ Công Thương.