Sáng kiến kinh nghiệm trường chính trị

Hội đồng khoa học của Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang gồm có các thành viên sau:

Chủ tịch Hội đồng: Ông Sầm Hoàng Minh Hiệu trưởng

Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Văn Đường Phó Hiệu trưởng

Các ủy viên:

Ông Nguyễn Hiệp Trung Phó Hiệu trưởng

Ông Nguyễn Hoàn Hải Trưởng phòng nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

Ông Trần Văn Kiệt Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ông Trần Văn Tài - Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Ông Hoàng Phi Giàu - Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Ông Phan Văn Sanh Trưởng khoa Dân vận

Ông Bùi Văn Sáu - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

Thư ký Hội đồng:

Ông Hồ Thanh Hải Phó Trưởng phòng nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TCT ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định và áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên; tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang.

Điều 2. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu đề án khoa học cấp nhà nước, cấp tỉnh;

2. Nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở (cấp trường), cấp khoa;

3. Nghiên cứu biên soạn chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trường;

4. Biên soạn tập bài giảng tình hình, nhiệm vụ của địa phương;

5. Nghiên cứu biên soạn lịch sử trường, địa phương;

6. Tham gia hội thảo khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở, cấp khoa;

7. Nghiên cứu viết bài công bố trên báo, bản tin, kỷ yếu khoa học, tạp chí in và điện tử của trường, địa phương, trung ương, quốc tế;

8. Khảo sát thực tế theo kế hoạch phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu đề án, đề tài khoa học;

9. Nghiên cứu viết sáng kiến - kinh nghiệm phục vụ giảng dạy, học tập.

Điều 3. Trách nhiệm nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, giảng viên.

2. Hiệu trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, tài liệu, phương tiện và các thông tin cần thiết cho cán bộ, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

3. Kết quả nghiên cứu khoa học là một trong những căn cứ đánh giá, xếp loại danh hiệu thi đua của cán bộ, giảng viên hằng năm.

Chương II

QUY ĐỐI, ĐỊNH MỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 4. Quy đổi kết quả nghiên cứu khoa học

1. Các công trình được quy đổi như sau:

TT

Tên công việc

Quy đổi

1

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.

300 giờ chuẩn/12 tháng

2

Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tỉnh.

250 giờ chuẩn/12 tháng

3

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

150 giờ chuẩn/12 tháng

4

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa.

70 giờ chuẩn/12 tháng

5

Thành viên của các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp.

- Thư ký đề tài = 50%
mức của Chủ nhiệm

-50% mức giờ của Chủ nhiệm cùng cấp chia đều cho các thành viên chính tham gia, theo đăng ký tham gia trong đề tài

6

Biên soạn tập bài giảng, sách chuyên khảo, sách tham khảo, được nghiệm thu và xuất bản.

250 giờ chuẩn/01 công
trình

(Chủ biên tính 1/5 giờ chuẩn, đồng tác giả kể cả chủ biên chia theo giá trị đóng góp 4/5 còn lại)

7

Bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học có mã số ISSN, kỷ yếu Hội nghị khoa học cấp quốc gia được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính 1,0 điểm.

100 giờ chuẩn/01 bài

8

Bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học có mã số ISSN được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính dưới 1,0 điểm.

90 giờ chuẩn/01 bài

9

Bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học có mã số ISSN nhưng không được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm; Bản tin Thông tin công tác trường chính trị.

70 giờ chuẩn/01 bài

10

Bài báo khoa học công bố trên báo địa phương hoặc bản tin của trường.

60 giờ chuẩn/01 bài

11

Bài công bố trên kỷ yếu tham gia hội thảo khoa học cấp bộ/ngành/tỉnh.

80 giờ chuẩn/01 bài

12

Bài công bố trên kỷ yếu tham gia hội thảo cấp cơ sở.

60 giờ chuẩn/01 bài

13

Bài công bố trong Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa

40 giờ chuẩn/ bài

14

Bài khảo sát thực tế phục vụ giảng dạy, học tập, đề án khoa học, nghiên cứu đề tài được Hội đồng khoa học thẩm định và sử dụng trong nhà trường.

50 giờ chuẩn/01 bài

15

Bài trong tập bài giảng tình hình, nhiệm vụ của địa phương được Hội đồng khoa học thẩm định và sử dụng trong nhà trường.

100 giờ chuẩn/01 bài

16

Bài nghiên cứu biên soạn lịch sử nhà trường, địa phương đã được nghiệm thu.

100 giờ chuẩn/01 bài

17

Sáng kiến - kinh nghiệm phục vụ giảng dạy, học tập được Hội đồng khoa học thẩm định và sử dụng trong nhà trường.

80 giờ chuẩn/01 bài

18

Viết bài đăng trên Trang thông tin điện tử của trường

40 giờ chuẩn/01 bài

2. Đề tài được triển khai đúng tiến độ và nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên, giờ chuẩn được tính cho số tháng thực tế thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong năm học. Nếu một công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học khác nhau, được trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học khác nhau v.v. thì chỉ được tính một lần theo chuẩn cao nhất (không cộng dồn). Nếu một công trình nghiên cứu có nhiều tác giả thì chia đều cho các tác giả.

Điều 5. Định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ nghiên cứu thực tế

1. Giờ chuẩn nghiên cứu khoa học là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với mỗi chức danh tương đương với một công trình nghiên cứu khoa học.

2. Nghiên cứu thực tế là một nhiệm vụ của giảng viên. Sau khi đi nghiên cứu thực tế, mỗi giảng viên phải có báo cáo thu hoạch nộp về Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu để tổng hợp trình Thường trực Hội đồng khoa học thẩm định.

3. Khung định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ nghiên cứu thực tế đối với giảng viên:

TT

Chức danh

Giờ chuẩn nghiên cứu khoa học

Giờ nghiên cứu thực tế

1

Giảng viên:

- Giảng viên tập sự

- Giảng viên

40

200

80

120

2

Giảng viên chính

240

120

3

Giảng viên cao cấp

280

56

Điều 6. Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế của giảng viên kiêm nhiệm và các đối tượng khác

1. Giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm các công tác khác có nghĩa vụ thực hiện định mức giờ chuẩn như sau:

STT

Chức danh

Ngạch

Tỷ lệ % định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học

Số giờ chuẩn nghiên cứu khoa học tương ứng

Số giờ nghiên cứu thực tế tương ứng

01

Hiệu trưởng

Giảng viên cao cấp

20 %

56

11,2

Giảng viên chính

20 %

48

24

02

Phó Hiệu trưởng

Giảng viên cao cấp

30 %

84

16,8

Giảng viên chính

30 %

72

36

03

Trưởng phòng

Giảng viên chính

35 %

84

42

Giảng viên

35 %

70

42

04

Phó Trưởng phòng

Giảng viên chính

40 %

96

48

Giảng viên

40 %

80

48

05

Trưởng khoa

Giảng viên chính

70 %

168

84

Giảng viên

70 %

140

84

06

Phó Trưởng khoa

Giảng viên chính

75 %

180

90

Giảng viên

75 %

150

90

07

Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn

Giảng viên chính

70 %

168

84

Giảng viên

70 %

140

84

08

Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịchCông đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Giảng viên chính

75 %

180

90

Giảng viên

75 %

150

90

09

Trưởng Ban nữ công, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Bí thư đoàn trường, Tổ trưởng Thanh tra giáo dục, Tổ trưởng Tổ Khảo thí

Giảng viên chính

80 %

192

96

Giảng viên

80 %

160

96

10

Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ trường, thành viên Tổ Thanh tra giáo dục, thành viên Tổ Khảo thí

Giảng viên chính

90%

216

108

Giảng viên

90 %

180

108

2. Giảng viên nếu giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm nhiều công tác thì chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn thấp nhất.

3. Giảng viên được điều về công tác tại các phòng chức năng của nhà trường mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc kiêm nhiệm các công tác khác thì định mức nghiên cứu khoa học là 35 % định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ nghiên cứu thực tế của ngạch giảng viên đang giữ.

4. Giảng viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì được giảm 10 % định mức thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế.

5. Giảng viên đang học cao học trong nước hệ chính quy không tập trung thì được giảm 50 % định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và giờ nghiên cứu thực tế.

Điều 7. Chuyển đổi giờ chuẩn giữa giờ chuẩn giảng dạy và giờ chuẩn nghiên cứu khoa học

1. Giảng viên không đủ định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học mà giảng dạy vượt định mức thì được lấy số giờ giảng dạy vượt định mức bù cho số giờ chuẩn nghiên cứu khoa học để tính hoàn thành định mức giờ chuẩn và tính thành tích thi đua.

2. Giảng viên không đủ định mức giờ chuẩn giảng dạy mà vượt định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học thì được lấy số giờ chuẩn nghiên cứu khoa học vượt định mức bù cho số giờ chuẩn giảng dạy còn thiếu để tính hoàn thành định mức giờ chuẩn và tính thành tích thi đua nhưng không được thanh toán vượt giờ.

3. Giảng viên hoàn thành định mức giờ chuẩn giảng dạy mà vượt định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học thì được chuyển giờ chuẩn nghiên cứu khoa học vượt định mức cho một năm tiếp theo.

Chương III

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Điều 8. Thành lập Hội đồng khoa học

1. Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn khoa học của nhà trường, có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động có liên quan.

2. Hội đồng khoa học do Hiệu trưởng quyết định thành lập. Số thành viên của Hội đồng từ 11 - 12 người.

Điều 9. Thành phần của Hội đồng khoa học

1. Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng nhà trường.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học và Phó Hiệu trưởng phụ trách nội dung.

3. Thư ký, uỷ viên thường trực của Hội đồng là Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu.

4. Các uỷ viên Hội đồng gồm: Các Phó Hiệu trưởng, đại diện lãnh đạo các khoa, Phòng Đào tạo, một số cán bộ nghiên cứu, giảng viên có khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học được Hiệu trưởng chỉ định.

Điều 10. Nhiệm vụ của Hội đồng khoa học

1. Tư vấn phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, quy trình tổ chức hoạt động khoa học và các hoạt động khác có liên quan của nhà trường.

2. Đánh giá, thẩm định kế hoạch, thuyết minh kết quả của đề án, đề tài, công trình khoa học, sáng kiến - kinh nghiệm và những hoạt động có liên quan của nhà trường.

3. Phối hợp với Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu tổ chức hội thảo khoa học của nhà trường.

4. Phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu tổ chức, đánh giá thao giảng của nhà trường.

5. Kiến nghị các hình thức sử dụng công trình khoa học đã thẩm định, khen thưởng, kỷ luật tập thể, cá nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Điều 11. Nhiệm vụ của thành viên trong Hội đồng khoa học

1. Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện những nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.

3. Thư ký Hội đồng chuẩn bị chương trình, kế hoạch, tài liệu, ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng; giữ mối liên hệ thường xuyên giữa các thành viên trong Hội đồng; phối hợp với các khoa, phòng có liên quan chuẩn bị điều kiện hoạt động của Hội đồng.

4. Các thành viên của Hội đồng thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 12. Thời gian nhiệm kỳ và chế độ hội họp của Hội đồng

1. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học là 5 năm. Trong thời gian nhiệm kỳ, việc thay đổi, bổ sung uỷ viên Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định.

2. Hội đồng họp định kỳ 03 tháng/lần và họp đột xuất khi cần thiết. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số uỷ viên Hội đồng tham dự.

Chương IV

XÂY DỰNG VÀ THỰC IIIỆN CÁC ĐỀ ÁN, ĐỀ TÀI

Điều 13. Xây dựng các đề án, đề tài

1. Đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh do trường đề xuất, xây dựng thuyết minh đề cương, làm thủ tục đăng ký với sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan.

2. Đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp khoa do khoa, phòng, cá nhân giảng viên đề xuất, Hiệu trưởng quyết định trong kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học hằng năm của nhà trường.

3. Đề án, đề tài nghiên cứu khoa học do Hiệu trưởng giao nhiệm vụ với sự đề xuất và thống nhất của Ban Giám hiệu.

Điều 14. Kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học

1. Kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường và Hội đồng khoa học do Hiệu trưởng quyết định.

2. Việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp khoa theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Nhà trường.

3. Việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 15. Nghiệm thu đề án, đề tài khoa học

1. Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp khoa do Hiệu trưởng quyết định; việc nghiệm thu đề án, đề tài khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu đạt loại trung bình trở lên thì được thanh lý hợp đồng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

2. Quy chế này thay thế cho Quy chế hoạt động khoa học ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-TCT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang và Quyết định số 05/QĐ-TCT ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang về việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế hoạt động khoa học Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang./.