Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

Thịt ba rọi hay thịt ba chỉ hay còn gọi đơn giản là ba rọi hay ba chỉ hay thịt bụng (Pork belly) là phần thịt mỡ lẫn nạc không xương từ bụng của con heo (lợn). Thịt ba rọi đặc biệt phổ biến trong ẩm thực Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đan Mạch, Hàn Quốc và Philippines. Sở dĩ có tên là ba rọi vì miếng thịt gồm các lớp thịt, mỡ, thịt, mỡ xen lẫn xếp lớp lên với nhau. Phần thịt này nhìn chung là béo vì có nhiều mỡ, tuy nhiên lại là phần mà rất nhiều người thích ăn do nhiều người thấy rằng cả miệng thịt rất nạc thì ăn thấy không ngon bằng, cảm giác miếng thịt sẽ đỡ khô hơn khi có thêm mỡ. Thịt ba rọi được dùng trong rất nhiều món ngon. Chúng có thể được làm món luộc, kho, rim, hoặc tẩm ướp để chiên, nướng. Thịt ba rọi làm thành món thịt quay là phần được nhiều người ưa thích.

Trong món ăn kiểu phương Tây, phần thịt ba rọi hay được hun khói để làm thành thịt muối xông khói (bacon) loại thịt được sử dụng phổ biến. Ở Triều Tiên có món Samgyeopsal là một món ăn Triều Tiên phổ biến, thường được dùng vào bữa ăn tối, món ăn này được làm từ thịt ba rọi không được ướp hay phơi khô và nấu chín trên một lò nướng trên bàn ăn của thực khách. Samgyeopsal mang ý nghĩa là "ba lớp thịt" (Sam: ba; gyŏp: lớp; sal: thịt) ám chỉ trên miếng thịt ba rọi có thể thấy rõ ba lớp. Ở Trung Quốc và Việt Nam còn có món thịt heo kho với nguyên liệu chính là thịt heo (thịt ba rọi là ngon nhất), các gia vị gồm hành, tiêu, muối, đường, nước hàng. Ngoài ra còn món thịt kho Đông Pha được chế biến bằng cách áp chảo và sau đó nấu chín thịt heo ba rọi, thịt heo được cắt dày, khoảng 2 inch vuông, và phải có cả mỡ và thịt nạc. Da còn nguyên. Cảm giác vừa miệng nhưng không béo ngậy và món ăn thơm mùi rượu.

Để chọn được phần thịt heo phù hợp cho món ăn, bạn cần biết cách phân biệt cũng như hiểu rõ về đặc điểm cơ bản của mỗi loại phần thịt heo đó ra sao, chúng sẽ có lợi cho bạn khi chế biến đấy:

Thịt thăn

Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn, là phần thịt nạc không chứa bất kì lớp mỡ nào. Vì thế, thịt thăn rất mềm và thơm đặc trưng, thường được sử dụng để làm chà bông và chả lụa. Thậm chí, bạn có thể chọn thịt heo thăn để dùng làm món nướng cũng rất ngon.

Thịt cốt lết

Thịt cốt lết là phần thịt nằm ở lưng của con heo, gồm chủ yếu là thịt nạc và thường kèm với phần đầu xương sườn, nên cũng được gọi là sườn cốt lết.

Ở miền Nam, thịt cốt lết được nướng để ăn chung với cơm tấm. Trong khi ở miền Bắc, người dân thường dùng cốt lết để rim mặn hoặc làm chà bông.

Thịt thủ

Thịt thủ là phần thịt ở đầu con heo, không gồm có tai heo, má heo và mõm heo. Chính vì thế, bạn sẽ cảm nhận được thịt thủ có độ giòn và dai đặc trưng, vừa có mỡ và bì nhưng phần mỡ khi ăn hầu như không bị ngán.

Người ta dùng thịt thủ để chế biến thành món giò thủ - nổi tiếng ở miền Bắc nước ta, gồm có nhiều nguyên liệu khác như mộc nhĩ, thịt mũi heo, thịt chân giò, tai heo và một số gia vị.

Thịt chân giò

Thịt chân giò, còn gọi là bắp giò, là phần thịt ở đùi con heo và cắt bỏ đi phần móng. Đặc điểm của thịt chân giò là nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau và rất được ưa chuộng để chế biến thành món: chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò hầm,…

Ngoài ra, ở các nước phương Tây, người ta dùng thịt chân giò để chế biến thành Jambon (còn gọi là thịt nguội) và được sử dụng trong nhiều món ăn.

Móng giò

Móng giò là phần chân gắn với móng của con heo, nên có nhiều gân, da giòn và phần mỡ không gây béo. Bộ phận này thường được chế biến ra các món ăn có công dụng kích sữa cho các bà mẹ sau khi sinh hoặc giúp tăng cân ở một số người, như móng giò hầm đu đủ, móng giò kho nghệ,… và món gió hầm.

Thịt ba chỉ

Thịt ba chỉ nằm ở phần bụng của con heo, gồm có lớp thịt và mỡ xếp chồng lên nhau. Vì thế, khi chế biến thì thịt ba chỉ rất ít khi bị khô, luộc chấm kèm với mắm tôm rồi ăn cùng với cà pháo thì hết sẩy.

Ngoài ra, phần thịt này cũng được chế biến thành nhiều món ăn như món kho, món rim, chiên giòn hoặc nướng đều phù hợp. Thậm chí, quay thịt ba chỉ rồi ăn kèm với bánh mì và nước sốt cũng rất ngon.

Thịt nạc vai

Thịt nạc vai là phần thịt nằm ở vị trí vai heo nên có độ dai và giòn, chứa cả phần nạc lẫn mỡ. Chúng thường được xay nhuyễn để chế biến nhiều món ăn như thịt viên, cháo thịt heo, thịt bằm xào,…

Thịt mông

Thịt mông, còn gọi là thịt mông sấn, là phần thịt nằm ở phía cuối thân của con heo (mông heo), gồm có nạc và mỡ đan xen với nhau. Thậm chí, đôi khi bạn thấy các phần mỡ, thịt và bì được phân tách rõ ràng, không bị lẫn với gân, sụn h

Khi đi ăn buffet nướng ở các nhà hàng Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều tên gọi của thịt bò như: bắp bò, thăn đùi, thịt vai... và thậm chí còn có cả hình ảnh chi tiết vị trí của từng loại thịt này.

Ở thịt heo cũng vậy, cũng có rất nhiều tên gọi các loại thịt trên cơ thể heo, nhưng hơi khó để tìm ra được hình ảnh mô tả hay cách phân biệt các loại thịt và tên gọi của chúng.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

Hôm nay, Gia Chánh Cẩm Tuyết xin chia sẻ với các bà nội trợ hay chị em phụ nữ mới bắt đầu tiếp xúc với công việc tưởng như đơn giản nhưng lại cực kỳ phức tạp này nhé!

1. Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn

- Thịt thăn là phần nạc không dính chút mỡ nào, là phần thịt mềm và thơm nhất trên cơ thể heo. Thường được sử dụng làm chả lụa hoặc chà bông.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Vùng thịt này hoàn hảo nhất là chế biến món nướng, dùng kèm với rượu vang đỏ thì thật là thơm ngon, đậm vị.

2. Thịt cốt lết ("Cotlete de porc" trong tiếng Pháp)

- Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Ở khu vực miền Bắc, thịt cốt lết thường được chế biến thành chà bông hoặc rim mặn. Còn ở miền Nam thì mọi người quá quen thuộc với món sườn nướng ăn với cơm tấm, viết đến đây mình chợt thèm món cơm tấm sườn bì chả quá các bạn ạ!

3. Thịt thủ

- Là phần thịt ở đầu heo, không bao gồm phần mõm, tai heo và má heo. Phần thịt này giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ không ngán, mà hơi giòn và dai.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Phần thịt thủ thường được chế biến thành giò thủ, với sự kết hợp với mộc nhĩ, tai heo, thịt mũi heo, thịt chân giò và tiêu xay để cho ra món ăn dậy mùi, giòn giòn và không ngán.

4. Thịt chân giò

- Là phần thịt ở đùi heo, cắt bỏ phần móng. Phần thịt này có nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau. Được rất nhiều người ưa thích chế biến các món như: chân giò hầm, chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi…

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Ở các nước phương Tây, phần thịt chân giò thường được chế biến thành thịt nguội (Jambon) và được sử dụng khá phổ biến.

5. Móng giò

- Là phần chân gắn với móng của con heo, có nhiều gân, mỡ không béo và da giòn.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Phần chân giò này thường được chế biến các món giúp tăng cân hoặc giúp kích sữa cho bà mẹ sau sinh như món chân giò hầm đu đủ. Ngoài ra, còn có rất nhiều món hấp dẫn được chế biến từ chân giò như: chân giò hầm, kho nghệ hoặc nấu giả cầy...

6. Thịt ba chỉ

- Đây là vùng thịt bụng của heo, gồm các lớp mỡ - thịt - mỡ xếp chồng lên nhau, vùng thịt này có nhiều mỡ nhưng cũng được khá nhiều người ưa thích vì ăn nạc không thì hơi khô, nên có chút mỡ lại ngon miệng hơn.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Thịt ba chỉ được dùng chế biến món luộc chấm với mắm tôm, cà pháo, món kho, rim hoặc chiên và nướng. Đặc biệt, khi đem thịt ba chỉ đi quay, ăn kèm với bánh mì cũng là đặc sản mà các bạn dễ dàng thấy được ở Sài Gòn.

7. Thịt nạc vai

- Là phần thịt ở vị trí vai heo, có độ dai và giòn, lẫn cả nạc và mỡ.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Thịt nạc vai thường được xay nhuyễn để chế biến các món ăn khác như: cháo thịt xay, thịt viên...

8. Thịt mông

- Thịt mông nằm phía cuối thân heo, có cả mỡ và nạc lẫn vào nhau.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Trong thịt mông còn có một phần gọi là thịt mông sấn, các phần bì, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, có phần nạc rất dày, không lẫn gân, xương hay sụn.

9. Thịt nạc dăm

- Là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không phân tách thịt và mỡ rõ ràng.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Phần thịt này rất hay được sử dụng, vì khi nấu thịt sẽ không bị khô hay béo quá. Thịt nạc dăm thường được dùng để rim hoặc chiên sả sẽ rất ngon.

10. Sườn heo

- Sườn non: là phần sườn nhỏ, xương dẹt, nhiều thịt và sụn. Thường được chế biến trong các món nướng, sườn rim, sườn rang sả ớt và sườn chua ngọt.

Thịt ba chỉ ở chỗ nào của con lợn

- Sườn già: là phần sườn có xương to hơn, ít thịt, khi nấu cần thời gian lâu hơn, thịt dai hơn nên chỉ phù hợp với các món hầm.

100g thịt lợn chín bao nhiêu calo?

100G THỊT HEO BAO NHIÊU CALO?.

Thịt ba chỉ và thịt ba rọi khác nhau như thế nào?

Thịt ba chỉ (hay còn gọi là ba rọi) là phần thịt heo được cắt ra từ bụng, không có xương và nhiều mỡ. Sỡ dĩ người ta thường gọi thịt ba chỉ là bởi khi cắt ngang sẽ thấy được phần thịt và mỡ xen kẽ 3 lớp với nhau theo thứ tự lớp thịt, mỡ rồi lại đến lớp thịt.

1kg thịt heo nạc bao nhiêu tiền?

Bảng giá thịt heo hôm nay tại Vissan.

Thịt thăn heo nằm ở đâu?

Thịt thăn là miếng thịt dài duy nhất được cắt ra từ bắp thịt; nằm ở phía trước, chạy dọc cột sống và gần dưới phía chân sau của con heo. Thịt thăn heo khá mềm do phần thịt này chỉ có tác dụng chính là để giữ dáng thẳng của cơ thể của heo.