Bài học để phát triển chuyên môn và phát triển đơn vị công tác của mình

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn cũng góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn còn tạo điều kiện cho giáo viên giữa các tổ giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đồng thời qua đó tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn.

Ai trong chúng ta cũng biết: muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Như vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng sẽ góp phần không nhỏ giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình.

Theo điều lệ trường tiểu học, tổ chuyên môn sinh hoạt định kì 2 lần/tháng. Vậy làm thế nào để buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, thu hút được giáo viên tham gia hưởng ứng tích cực, thảo luận sôi nổi vào những vấn đề trọng tâm giống như món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi giáo viên. Để làm được điều đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn” để nghiên cứu:

PHẦN B: NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG

          Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với những tồn tại tồn tại như: ít bàn về chuyên môn, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài dạy của phân môn sắp dạy,... mà chỉ tập trung vào việc sinh hoạt cho đủ số lần trên tháng theo quy định.

          - Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.

          -  Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

          1/ Ưu điểm:

           Lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo nhà trường quan tâm đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.

          Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

            Tổ thực hiện sinh hoạt chuyên môn đảm bảo số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo được sự đồng thuận khi thực thi nhiệm vụ và quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới trong sinh hoạt và phương pháp dạy học để nâng cao chất lương giáo dục.

Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau đi đến thống nhất nội dung.

          2. Hạn chế:

            Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn phần nhiều tập trung vào việc triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm thi đua,… Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Việc xác định các nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn vướng mắc, gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay như: vấn đề sử dụng hợp lí sách giáo khoa trong dạy học, vấn đề về cải tiến, đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp, lồng ghép, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là việc áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Hiện tượng đồng ý không đưa ra ý kiến, không phát biểu góp ý tham gia cho tiết dạy. Còn nhiều giáo viên không chịu học hỏi, không đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý.

Kết quả khảo sát học kỳ 1 cụ thể như sau:

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

140

65

46.43

45

32.14

19

13.57

11

7.86

129

92.14

2

117

41

35.04

46

39.32

24

20.51

6

5.13

111

94.87

3

129

34

26.36

53

41.09

39

30.23

3

2.33

126

98

4

126

38

30.16

52

41.27

36

28.57

126

100

5

135

45

33.33

60

44.44

30

22.22

135

100

Cộng

647

223

34.47

256

39.57

148

22.87

20

3.09

627

96.91

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TOÁN

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

140

110

78.57

18

12.86

9

6.43

3

2.14

137

97.86

2

117

51

43.59

39

33.33

21

17.95

6

5.13

111

95

3

129

40

31.01

29

22.48

54

41.86

6

4.65

123

95

4

126

54

42.86

34

26.98

38

30.16

126

100

5

135

39

28.89

56

41.48

39

28.89

1

0.74

134

99

Cộng

647

294

45.44

176

27.20

161

24.88

16

2.47

631

97.53

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ

          1/ Năng lực tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng tổ viên, linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, tổ chức duy trì đoàn kết nội bộ.

          Biết căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện… Kế hoạch hàng tuần phải nêu rõ công việc làm trong ngày, người thực hiện và thời gian thực hiện; thời gian hoàn thành, địa điểm, biện pháp, kết quả ….

          Thống nhất nền nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ sơ theo quy định.

Tổ chức được các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng theo định kỳ. Những nội dung sinh hoạt cần phải xây dựng trước và thông báo cho các thành viên để chuẩn bị chu đáo.

          2/ Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

          Thực hiện đảm bảo nội dung trong sinh hoạt tổ chuyên môn

          -  Đánh giá, nhận xét những mặt làm được, chưa làm được 2 tuần qua

            + Công tác thực hiện chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:

          + Công tác nền nếp các lớp trong tổ

+ Công tác thực hiện quy chế chuyên môn

          + Công tác chủ nhiệm

          + Thực hiện các hội thi do nhà trường và ngành phát động

          + Ý kiến thảo luận các thành viên trong tổ về những mặt làm được và hạn chế

          + Giải pháp khắc phục những hạn chế được tập thể chỉ ra

            - Phổ biến kế hoạch 2 tuần tiếp theo.

          + Triển khai kịp thời một số công văn chỉ đạo.

          + Thực hiện công tác chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Thực  hiện nền nếp lớp.

          + Thực hiện quy chế  chuyên môn.

          +  Công tác chủ nhiệm. 

          + Thực hiện các hội thi do nhà trường và ngành phát động.

          + Giải đáp ý kiến thắc mắc (nếu có).

          + Kết luận của tổ chuyên môn.

          + Phát biểu chỉ đạo của Ban giám hiệu  (nếu có).

Tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong buổi sinh hoạt.

          Kế hoạch công tác tháng cần trình Ban giám hiệu duyệt trước khi triển khai, niêm yết tại văn phòng nhà trường.

Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào chuyên môn và những vấn đề đổi mới, phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới, tránh hình thức vụn vặt; hình thức phải thiết thực, cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi phong phú, phải tạo hứng thú cho giáo viên, nhưng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhưng chưa hết việc, hoặc bao biện làm thay.

Trước khi sinh hoạt tổ chuyên môn phải đăng ký và báo trước ngày cho Hiệu trưởng, Hiệu trưởng phân công người đến dự và có chỉ đạo rút kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt tổ.

          Thành viên trong tổ nghiêm túc chấp hành theo sự phân công chuyên môn nhà trường. Mỗi giáo viên nâng cao tinh thần tự giác, thẳng thắn góp ý, phê bình với mục đích góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

          Khi dự giờ đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên đề cần tránh tư tưởng vụn vặt, cầu toàn trong đóng góp. Nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn, trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả tiết dạy; tránh định kiến, cá nhân, phê bình góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng và cái tốt của người dạy. Trong tiết dạy và các phương pháp mà giáo viên đã vận dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm hay để điển hình học tập và nhân rộng.

          3/ Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.

  • Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa 2 lần sinh hoạt chuyên môn định kì (nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực do giáo viên, cán bộ quản lý đề xuất, thống nhất và thực hiện).
  • Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, hướng dẫn hoạt động giáo dục, thống nhất nội dung cần điều chỉnh; làm cho bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học tập cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với vùng miền; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Thảo luận về việc hướng dẫn học sinh sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn/tự làm) để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập; trang trí, sắp xếp góc học tập đẹp mắt nhằm thu hút sự chú ý của các em.
  •         Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh; trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình thực hiện và kết quả học tập của học sinh.

         Các hoạt động khác trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ, quy chế của nhà trường.

          a) Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề

Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu, ... Tránh những chuyên đề nặng về lý luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn.

  • - Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học (căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường).
  • - Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.

          - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; thảo luận hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

          b) Sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động học tập của học sinh

          Trong buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu phân tích hoạt động học tập của học sinh, tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc phát triển năng lực của học sinh như: Học sinh học như thế nào ? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập ? Nội dung và phương pháp dạy có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không ? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không ? Có phát triển năng lực chưa ? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào ?... Mỗi thành viên đều đưa ra ý kiến của riêng mình, có rất nhiều ý kiến hay và xác thực cho từng hoạt động của bài học.

          Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng, những điều mình học được qua bài dạy minh họa. Ví dụ: Tại sao học sinh A có biểu hiện khó khăn trong giờ học ? Nguyên nhân của những khó khăn ? Bài học có gì mới, sáng tạo so với sách giáo khoa ? Nội dung hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh không ? Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm học sinh hứng thú mang lại hiệu quả không ? Tại sao ? Học sinh được quan tâm, hỗ trợ như thế nào ?...

          Lưu ý: Trong quá trình thảo luận, không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, không quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Đặc biệt không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không nhất thiết kết luận phải thay đổi theo cách nào. Tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình.

          c) Sinh hoạt chuyên môn về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học

    Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng đồ dùng thiết bị của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn cùng với các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để đạt hiệu quả.      

Khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.

Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc, cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

d) Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng

Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, ... Hoạt động này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên. Tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thao giảng coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ tiêu số lượng theo quy định. Nên tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ các tiết ôn tập, trả bài viết cho học sinh.

          Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy. Cần phê phán lối dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ dùng dạy học.

          Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong tổ dạy mẫu tiết đó để cùng nhau rút kinh nghiệm, học hỏi.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC         

Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên vào thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn thì vai trò của tổ trưởng đã được phát huy. Tổ trưởng chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên trong tổ. Trong vấn đề chuyên môn, kịp thời nắm bắt, và dự đoán được những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên rõ ràng, dễ thực hiện; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của tổ khoa học, linh hoạt và sáng tạo.

Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và hào hứng, thực hiện tốt nhiệm vụ được tổ trưởng phân công. Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn thể hiện được tính dân chủ, cởi mở. Các thành viên chủ động, tích cực phát biểu ý kiến đóng góp cho nội dung sinh hoạt. Mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó hơn và đoàn kết hơn

          -> Qua quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới đã giúp cho giáo viên tăng thêm tình đoàn kết, thân thiện, tăng cường khả năng quan sát, biết cách phân tích tiết học một cách sát thực, chính xác. Đồng thời giúp giáo viên tích lũy thêm nhiều bài học trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Đặc biệt, học sinh được chú ý nhiều hơn về phát triển năng lực và phẩm chất.

          Kết quả cuối năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

4

139

88

63.31

38

27.34

8

5.76

5

3.60

134

96.40

2

4

116

57

49.14

42

36.21

17

14.66

116

100

3

4

127

49

38.58

55

43.31

23

18.11

127

100

4

4

127

68

53.54

34

26.77

25

19.69

127

100

5

5

130

51

39.23

63

48.46

16

12.31

130

100

Cộng

21

639

313

48.98

232

36.31

89

13.93

5

0.78

634

99.22

Khối

Số lớp

ĐIỂM MÔN TOÁN

Số HS

9 - 10

7 - 8

5 - 6

Dưới 5

TB trở lên

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

4

139

119

85.61

12

8.63

5

3.60

3

2.16

136

97.84

2

4

116

72

62.07

31

26.72

13

11.21

116

100

3

4

127

60

47.24

27

21.26

40

31.50

127

100

4

4

127

61

48.03

35

27.56

31

24.41

127

100

5

5

130

70

53.85

28

21.54

32

24.62

130

100

Cộng

21

639

382

59.78

133

20.81

121

18.94

3

0.47

636

99.53

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

          Qua thực tiễn áp dụng và thực hiện, tôi rút ra các bài học kinh nghiệm  trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn như sau:

- Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.

- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học, cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.

- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác chỉ đạo trực tiếp các tổ chuyên môn.

PHẦN C: KẾT LUẬN

          Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi. Để đề tài này được áp dụng, sử dụng có hiệu quả thì cần có những điều kiện phù hợp. Quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn sẽ tập hợp được sức mạnh của sự đồng lòng trong tập thể giáo viên tổ mình. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ, chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu thì khả năng vận dụng của đề tài sẽ thực hiện một các rất hiệu quả. Rất mong sự nhận xét của lãnh đạo, đóng góp của đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó. Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG

Phong Thạnh Đông, ngày 12  tháng 05 năm 2019

NGƯỜI VIẾT

 Nguyễn Văn Cuộc