Đóng bảo hiểm xã hội 13 năm được bao nhiêu tiền?

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được pháp luật quy định như thế nào?

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì:

"1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần."

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Trường hợp này có thể lãnh tiền bảo hiểm xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm);

- Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. (Trường hợp này bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc mới có thể thể lãnh tiền BHXH);

- Ra nước ngoài định cư;

- Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. (Trường hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu, và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không cần đợi 1 năm).

Đóng bảo hiểm xã hội 13 năm được bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm xã hội

Rút tiền bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu?

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
[…]
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

- Trước năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;

- Sau năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 2 x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau.

Theo quy định của Luật BHXH, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022 trở đi, có mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.

Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong thời gian 19 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%. 

Lao động nam cần 35 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa.

Quy định về lương hưu đối với lao động nữ đã thay đổi trước đó. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng BHXH.

Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%. 

Lao động nữ cần 30 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi (tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…).

13 năm bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?

Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có 13 năm đóng BHXH, trong đó có 11 năm đóng BHXH trước năm 2014 và 2 năm đóng BHXH từ sau năm 2014. Vậy bạn được hưởng (11 năm * 1.5 tháng + 2 năm * 2 tháng) = 20.5tháng mức bình quân tiền lương.

10 năm đóng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?

Như vậy, người đó sẽ được nhận: (10,5 + 7) x 8.659.000 đồng = 151.533.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền trên chỉ là mức gần đúng vì khi tính bình quân tiền lương, cơ quan BHXH sẽ nhân với hệ số trượt giá từng năm được quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

Đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm thi được bao nhiêu tiền?

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2 năm đóng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?

Như vậy, mức lương bình quân trong 2 năm (là 24 tháng) đóng BHXH của bạn là = (44.237.655 + 60.106.560 + 17.640.000)/24 = 121.984.215/24 = 5.082.675 đồng. Bảo hiểm xã hội một lần của bạn = mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng BHXH = 5.082.675 * 4 = 20.330.702 đồng.