Tại sao pha sữa lại có bọt

Bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ thì việc cho trẻ bú thêm cũng là việc khá quan trọng và phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, khi trẻ bú bình dễ xảy ra tình trạng bình sữa nổi bọt bong bóng khiến cho bé dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Việc trẻ sơ sinh nuốt phải nhiều không khí vào bụng sẽ làm cho trẻ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cũng như sức ăn của trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt để con có thể mau ăn chóng lớn bằng những biện pháp:

Pha sữa đúng cách để tránh bình sữa nổi bọt bong bóng

Trong quá trình pha sữa cho trẻ khi mẹ phạm các lỗi sau sẽ khiến cho sữa nổi các bọt khí bong bóng. 1 là pha sữa ở ngoài sau đó đỏ vào bình, 2 là không tán sữa trước bên ngoài mà cho sữa bình khuấy hoặc lắc  để làm tan sữa, thì sẽ dễ khiến cho sữa nổi các bọt khí bong bóng.

Tại sao pha sữa lại có bọt

Để khắc phục được tình trạng này mẹ cần chú ý pha sữa cho trẻ theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một chiếc cốc sau đó cho sữa bột vào, nếu thấy sữa bị vón cục thì mẹ hãy dùng muỗng tán đều. Sau đó cho nước sôi vào khuấy thật nhẹ nhàng để tránh các bọt khí bong bóng.
  • Dùng 1 chiếc phễu nhỏ để đổ sữa vào bình, hạn chế tình trạng nổi bọt khí trong bình sữa. Hoặc mẹ cũng có thể nghiêng nhẹ miệng bình để khi đổ sữa vào hạn chế tối đa sữa tạo ra các bọt khí
  • Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có một số các sản phẩm giúp làm tan khí dư. Mẹ có thể chọn dùng để khắc phục hiện tượng nổi bọt khí.

Cho bé bú bình đúng cách

Ngoài việc pha sữa đúng cách, đúng quy trình thì cho trẻ bú bình đúng cách cũng là việc đầu tiên mà mẹ cần điều chỉnh. Bởi lẽ khi  bú sai cách sẽ làm cho bọt khí càng nổi lên và tăng lượng khí đi vào bên trong dạ dày của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ bú bình đúng cách:

- Giữ cho phần đầu của bé được nâng lên cao trong quá trình cho bé bú. Mẹ có thể ngồi và bế bé nằm nghiêng. Ở tư thế này, sẽ giúp con bú tốt, bú khỏe và hạn chế được tình trạng sặc sữa.

Tại sao pha sữa lại có bọt

- Đặt bình sữa chính xác, nghiêng bình sao cho sữa lấp đầy phần núm vú. Điều này giúp cho không khí không thể lọt vào trong bình.

- Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể kiểm tra độ chảy của sữa, nếu sữa chảy liên tục thì bé cũng sẽ ít nuốt phải bọt khí hơn.

-  Kiểm tra kỹ bình bú xem đã vặn kín hay chưa. Vì nếu hở thì không khí sẽ lưu thông vào trong bình sữa.

Tại sao pha sữa lại có bọt

Cách chọn bình sữa đúng cách

Việc chọn bình sữa cho con cũng vô cùng quan trọng trong việc giảm bớt khí dư khi cho trẻ bú bình. Mẹ nên lưu ý chọn mua bình sữa tốt bằng những lưu ý sau:

- Chọn bình sữa có cổ rộng để dễ dàng vệ sinh bình sữa, vì nếu cổ bình quá bé thì sẽ gây khó khăn trong việc kỳ cọ vệ sinh bình.

- Nên chọn bình sữa có van thông khí để hạn chế tối đa lượng không khí bé nuốt vào.

- Nên chọn bình sữa có góc cạnh hoặc góc nghiêng để giúp giữ sữa luôn ở trên cùng của chai, nơi có núm vú ngay ở miệng bé. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú trong suốt quá trình bú sữa.

Tham khảo các sản phẩm bình sữa trẻ em tại: https://bebemarks.vn/binh-sua-cao-cap-nhua-ppsu-p132.html

XEM THÊM:

Cách giảm nôn chớ ở trẻ sơ sinh khi bú mẹ và bú bình
Trẻ sơ sinh có nên nằm gối chống bẹp đầu hay không?

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU VINH PHÁT
Add: Số 72 Ngõ 318 Đường La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Tell: 0986.266.116 - Fax: 084 240 62752789
Email: 
Website: https://bebemarks.vn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà bạn không thể nuôi con bằng sữa mẹ nên đành thay thế bằng sữa công thức. Xác định rằng, nuôi con bằng sữa công thức mẹ sẽ vất vả hơn nhiều, từ việc chọn sữa phù hợp với cơ địa của con đến khâu vệ sinh bình sữa, núm bình sữa. Ngoài ra còn một điều rất quan trọng mà nhiều bố mẹ không để ý đến. Đó là cách pha sữa công thức cho bé. Mọi người chỉ làm theo hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất, mà không biết rằng còn phải chú ý đến nhiều nguyên tắc khác nữa.

1. Dùng nước gì để pha sữa cho bé

Nước pha sữa cho bé phải là nước lọc đã đun sôi. Không được phép dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng. Nhiều người nghĩ rằng dùng nước khoáng pha sữa cho bé sẽ rất tốt và tiện hơn vì không mất công đun nước sôi. Tuy nhiên điều này sẽ làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất trong nước khoáng. Nếu dùng nước khoáng pha sữa công thức cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong thận.

2. Nhiệt độ nước pha sữa lý tưởng cho bé

Đa phần các loại sữa công thức yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C (trong hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ với từng loại sữa). Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước quá nóng cũng làm giết chết các lợi khuẩn này.

3. Cách pha sữa chuẩn nhất

Bạn đổ nước sôi vào bình sữa cho bé. Đợi khoảng 5-10 phút cho nước nguội dần đến nhiệt độ pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó đổ sữa vào, đậy nắp bình sữa. Dùng hai lòng bàn tay áp vào hai thân bên của bình và xoa đều giống như trong hình minh họa. Tuyệt đối không đổ sữa trước, đổ nước vào sau. Cũng không dùng thìa, đũa khuấy hoặc lắc mạnh vì sẽ có thể làm sữa nổi nhiều bọt, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Tại sao pha sữa lại có bọt
Đừng hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. 

8 "đừng" khi cho bé uống sữa công thức

1. Đừng hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây bỏng miệng bé.

2. Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.

3. Đừng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến bé tăng cân quá mức cần thiết đối với những bé đã có cân nặng cao, còn với những bé biếng ăn thì càng ép sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn.

4. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa rửa tay sạch sẽ vì rất có thể vi khuẩn từ tay của bạn sẽ lẫn vào trong sữa, gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

5. Đừng lờ đi hướng dẫn pha sữa có ghi trên hộp sữa. Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml nước. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.

Nếu bạn pha sữa quá đặc, bé nhà bạn có thể nhanh chóng bị mất nước. Còn nếu pha sữa loãng quá, bé nhà bạn sẽ không đủ chất dinh dưỡng. 

6. Đừng bao giờ pha sữa cho con khi chưa tiệt trùng bình sữa. 

Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.

7. Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt  để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

8. Đừng trộn nhiều loại sữa với nhau vì làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

Một đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì nó cần phải có hệ tiêu hóa tốt. Những thực phẩm bổ sung (sữa công thức) nguyên tắc thiết kế giống như sữa mẹ, nhưng tuyệt đối không thể được như sữa mẹ, nên sữa mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sữa công thức giúp cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng tốt, đồng thời phát triển về mặt trí não, thị lực, kỹ năng, cảm xúc.. vì nó được bổ sung và làm giàu từ một số chất dinh dưỡng. Pha sữa công thức cho bé là việc quen thuộc với bất cứ bà mẹ nào đang nuôi con nhỏ, thế nhưng dù quen thuộc mẹ vẫn có thể mắc phải rất nhiều sai lầm. Việc pha sữa công thức cho bé không đúng cách như vậy sẽ khiến bé bị đau bụng, không hấp thụ đủ dinh dưỡng và gặp phải nhiều vấn đề khác về đường tiêu hóa nói riêng, và sự phát triển cơ thể nói chung.

Nếu mẹ thấy bé nhà mình gặp các vấn đề ở trên và chậm tăng cân thì hãy đọc hết bài này xem mình có mắc phải sai lầm nào không nhé!

1. Vệ sinh tay và dụng cụ pha sữa

Sai lầm đầu tiên đó chính là cái vấn đề về vệ sinh, tiệt trùng bình sữa trươc khi pha. Có rất nhiều bà, nhiều mẹ không hề có thói quen rửa tay trước khi pha sữa cho con. Vì đa số lúc pha sữa là những lúc bé đang đói, hay quấy khóc và với tậm lý vội vàng là cứ thế chúng ta tiện tay là đi pha. Thậm chí cũng không tráng lại bình bằng nước sôi vì cứ nghĩ trước đó đã rửa bình và để khô ráo rồi. Tuy nhiên đây lại là 1 trong những bước rất quan trọng để giúp cho bé không găp phải những vấn đề về tiêu hóa, hô hấp hay nhiễm khuẩn. Vì vậy mà trước khi pha sữa thì đầu tiền chúng ta phải rửa tay thật sạch. Thứ 2 là bình sữa cần được rửa bằng nước rửa bình chuyên dụng sau đó tráng lại bằng nước sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Nếu mẹ thấy bé hay bị tiêu chảy thì phải lưu ý vấn đề vệ sinh trước khi pha sữa công thức cho con nhé!

Tại sao pha sữa lại có bọt

2. Pha lượng bột sữa không chính xác

Sai lầm thứ 2 là chúng ta pha lượng bột sữa cao hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất.  Ví dụ như 1 muỗng gạt sữa nhà sản xuất có khuyến cáo là pha với 30ml nước thì nhiều do nhiều bé kém uống sữa cho nên mẹ chỉ pha có dưới 30ml với hi vọng là nó đặc hơn thì con sẽ có đươc nhiều chất hơn. Điều này có thể khiến cho sữa không tan hết hoặc bé uống khó hấp thu hơn. Ngoài ra nó cũng làm tăng gánh nặng lên thận khiến cho thận làm việc quá tải và gây ảnh hưởng không tốt. Và ở 1 số sữa công thức sẽ có hướng dẫn về liều lượng khác nhau. Ví dụ như sữa Meiji của Nhật Bản cách pha chuẩn của hãng sẽ là lượng nước+lượng sữa = lượng nước chỉ định tức là nếu bé nhà mẹ uống 80ml thì cả lượng nước và lượng sữa phải chuẩn 80ml. Còn đối với 1 số dòng sữa khác như grow plus của nutifood cách pha 1 cứ 180ml sẽ là cho nước vào trước + pha 7 muỗng gạt ngang thì thành phẩm sau khi pha ra sẽ là 200ml chứ không giống với dòng sữa meiji kia Nên lời khuyên cho các mẹ là trước khi pha sữa công thức cho con phải đọc kỹ hướng dẫn cách pha vì mỗi loại sữa sẽ có khuyến cáo về liều lượng về lượng nước cũng như cách pha là hoàn toàn khác nhau.

3. Pha không đúng nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất

Sai lầm thứ 3 cũng là 1 sai lầm mà rất nhiều mẹ mắc phải đó chính là chúng ta pha sai nhiệt độ. Chúng ta nhớ là mỗi 1 loại sữa sẽ có nhiệt độ pha phù hợp khác nhau nó có thể là 40o, 50o hay như 1 số sữa của Nhật là 70o . Nên những tính toán của nhà sản xâuts là sẽ là nhiệt độ tối ưu để có thể hòa tan sữa và không làm mất đi những hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa. Vì vậy mẹ nên tuân thủ cái nhiệt độ này và không nên tự ý thay đổi nó. Và 1 lời khuyên cho các mẹ ở trong trường hợp này các mẹ có thể sử dụng cac cái máy hâm nước pha sữa bơi vì những cái máy này nó luôn luôn tạo ra những nhiệt độ nước nó luôn luôn ổn định vi dụ như 30o, 40o hay 70o và chúng ta không càn phải đong đếm cũng như pha trộn, rất là tiện lợi và dễ dùng và lại đảm bảo chính xác các mẹ nhé.

4. Lắc sữa quá mạnh tạo nhiều bọt khí

Nhiều mẹ khi pha chúng ta lắc sữa rất là mạnh với mục đích là để cho sữa tan hoàn toàn tuy nhiên cái việc lắc sữa mạnh. Như thế nó gây ra rất là nhiều bọt và cái bình sữa khi mà nhiều bọt cho bé bú nó rất là nhiều hơi nó sẽ dẫn đến đầy hơi, nôn trớ hay kém bú. Vậy thì làm thế nào để pha sữa có thể tan đc hoàn toàn mà không cần phải lắc nhiều thì chúng ta sẽ làm theo cách là chúng ta lăn tròn bình sữa hoặc chúng ta lăn liên tục. Điều này sẽ tao ra những cái sóng nhưng sóng nó không quá lớn và không có nhiều bọt thì trong 1 lúc là sữa nó cũng sẽ tan được hết mà bé uống lại không bị đầy hơi.

5. Để sữa quá lâu sau khi pha

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa đã pha chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 2 tiếng. Và đối với sữa trẻ đã uống dở,thì không nên tiếp tục lưu giữ mà nên để người lớn uống hoặc đổ bỏ. Bởi có rất nhiều những bà những mẹ tiếc rẻ nên khi mà bé không uống hết chúng ta lại cất đi chờ mấy tiếng sau lại hâm lên cho bé uống tiếp trong khi sữa uống dỡ đã có nước bọt của trẻ cho nên nếu mà bé uống rất dễ bị nhiễm khuẩn và không tốt cho đường ruột của bé. Lời khuyên cho tất cả các bà các mẹ là chúng ta nên cho bé uống ngay sau khi pha là tốt nhát và chỉ sử dụng trong vòng 2h đồng hồ sau khi đã pha các mẹ nhé.

Trên đây là một số những sai lầm cơ bản tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng tại lại rất hay dễ mắc phải. Hy vọng những mẹ nào chúng ta có những sai lầm pha sữa công thức ở trên thì chúng ta rút kinh nghiệm ngay. Bởi vì những điều đó sẽ khiến cho bé yêu của chúng ta khi mà uống sữa sẽ bị mất hết dinh dưỡng và không hấp thu được tối đa. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bé yêu chậm lớn, chậm tăng cân.

>> Kinh nghiệm chọn sữa công thức không phải mẹ nào cũng biết
>> Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng thời kỳ từ 0–12 tháng